Kháng Sinh Trong Thức Ăn Chăn Nuôi - Một Vấn Đề Luôn Mang Tính Thời Sự | Vetshop.VN


Kháng Sinh Trong Thức Ăn Chăn Nuôi - Một Vấn Đề Luôn Mang Tính Thời Sự

Đăng bởi: | ngày: 7.7.12 Bình luận cho bài viết! | In bài này
Sự lạm dụng một số dược phẩm trong chăn nuôi  ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.
Sự lạm dụng một số dược phẩm trong chăn nuôi
ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.
Những năm 1990, ở châu Âu người ta đã đưa ra các quyết định cấm sử dụng kháng sinh như chất kích thích sinh trưởng trong thức ăn chăn nuôi.

Ngày 21/5/1995 Đan Mạch đã ban hành Quyết định cấm sử dụng Avoparcin, loại kháng sinh glycopeptid đơn, trong thức ăn cho gà và lợn (Avoparcin đã được sử dụng từ năm 1979) bởi lý do đã xuất hiện sự gia tăng Enterococci kháng thuốc Avoparcin ở những đàn gà và đàn lợn có ăn thức ăn chứa Avoparcin. Tiếp theo đó, Chính phủ Đan Mạch đã kêu gọi các nhà chăn nuôi không bổ sung kháng sinh vào thức ăn chăn nuôi cho lợn thịt có khối lượng trên 30 kg. Các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp đã tiên phong tự nguyện chấp hành. Viện nghiên cứu chăn nuôi Đan Mạch đã tính toán khi không dùng kháng sinh trong chăn nuôi đã làm tăng 1 USD/1 con lợn vì chậm lớn và tăng tiêu tốn thức ăn /kg tăng trọng. Đức sau đó, ngày 19/01/1996 cũng đưa ra quyết định tạm thời cấm sử dụng Avoparcin trong thức ăn chăn nuôi cho tất cả các loài vật nuôi. Ngày 19/12/1996, Uỷ ban thường trực thức ăn chăn nuôi của châu Âu (Feedstuffs Standing Committee) đã họp và quyết định cấm sử dụng Avoparcin như chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi (tại Directive 97/6 EC) và có hiệu lực từ ngày 01/4/1997.

Năm 1997, Phần Lan đã đưa ra các thông tin khoa học về mối nguy hiểm khi sử dụng kháng sinh Tylosin và Spiramycin (thuộc nhóm Macrolide) trong thức ăn chăn nuôi với sức khỏe con người. Tháng 6/1998, Đan Mạch đã lên tiếng cấm sử dụng Virgiamycin làm chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi. Sự gia tăng kháng kháng sinh ở người liên tục được phát hiện làm tất cả các nước thành viên EU phải suy nghĩ. Ngày 14/12/1998, các Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp của các nước khối EU lúc đó đã bỏ phiếu thống nhất cấm sử dụng 4 loại kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi, đó là: Spiramycin, Tylosin Phosphate, Virginiamycin và Bacitracin-zinc. Cùng vào tháng 12/1998, Uỷ ban châu Âu cũng thông báo 4 loại kháng sinh khác tiếp theo cũng sẽ bị cấm, mặc dù nó không thuộc dòng thuốc kháng sinh điều trị cho con người, đó là: Flavophospholipol, Avilamycin, Monensin Sodium và Salinimycin.

Về hai loại kháng sinh khác: N- Dioxides Carbadox và Olaquindox. Tháng 2/1997, Đức đã đề nghị Ủy ban châu Âu đánh giá lại tính nguy hiểm của 2 loại kháng sinh này khi dùng làm chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi. Kết luận vẫn là 2 chất này gây ung thư trên loài gặm nhấm và có nguy cơ cao cho con người. Ngày 6/9/1997, Hà Lan đã cấm sử dụng Carbadox trong thức ăn chăn nuôi vì lý do nguy hiểm cho những công nhân trong nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi khi hít phải loại kháng sinh này. Ngày 22/12/1998, Uỷ ban châu Âu đã quyết định cấm sử dụng 2N-Dioxides Carbadox và Olaquindox trong thức ăn chăn nuôi, và theo quy định số 2788-98 sẽ áp dụng tử ngày 1/1/1999, tuy nhiên vẫn cho phép các nước thành viên có thể sử dụng 2 loại kháng sinh này đến hết ngày 31/8/1999.

Song, vào tháng 1/1999, Thụy Điển đã đề nghị Ủy ban châu Âu cấm hầu hết tất cả các loại kháng sinh, nhóm coccidiostats, các loại kháng sinh, nhóm coccidiostats, các loại thuốc và chất kích thích sinh trưởng bổ sung trong thức ăn chăn nuôi. Những loại chất này chỉ được phép sử dụng khi có đơn thuốc của bác sĩ thú y.

Ngày 28/5/1999, Ủy ban điều phối khoa học của châu Âu (Scientific Steering Committee) đã đưa ra khuyến cáo: đối với tất cả các loại kháng sinh mà hiện đang còn được sử dụng làm thức ăn bổ sung trong chăn nuôi thuộc nhóm/loại kháng sinh dùng điều trị cho người và vật nuôi bắt buộc phải đưa vào giai đoạn hạn chế sử dụng (phase out) càng sớm càng tốt, để cuối cùng là rút bỏ hoàn toàn trong thức ăn chăn nuôi. Trong giai đoạn phase out, mọi cố gắng phải làm là tìm ra các chất an toàn để thay thế kháng sinh, đồng thời thay đổi phương thức chăn nuôi để vẫn đảm bảo được sức khỏe và quyền vật nuôi (animal welfare).

Thụy Điển đã cấm sử dụng tất cả các loại kháng sinh làm kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi lợn từ năm 1986. Châu Âu đã cấm hoàn toàn việc sử dụng kháng sinh làm thức ăn bổ sung (feed additives) có tính chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi từ tháng 01 năm 2006.

Ngày nay, trong các bảng hướng dẫn Quy trình phòng dịch cho gia súc, gia cầm, người ta không còn thấy nội dung trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn hay nước uống cho vật nuôi nữa. Các nhà khoa học khuyến cáo, chỉ nên dùng kháng sinh khi điều trị mà thôi.

Các nhà Chăn nuôi và BS TY nên nhớ điều này.



Đăng ký nhận bài viết qua Email!

In bài nàyIn bài này Tải xuống dạng PDFTải định dạng PDF


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop.VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y