Nhiễm Trùng Vết Thương Do Chó, Mèo Cắn | Vetshop VN


Nhiễm Trùng Vết Thương Do Chó, Mèo Cắn

Post by: | date: 23.2.15 Bình luận cho bài viết! | Print
Một vết căn do chó, mèo gây ra trên người.
Một vết căn do chó, mèo gây ra trên người.

1. Dịch tễ học

Đặc điểm dịch tễ học kết hợp với chó và mèo cắn hoặc liên quan đến vết xước
Đặc điểm biểu lộ sự gây hấn của chó và mèo

Mèo
Chó
*Tuổi
*Giới tính
*Tình trạng sở hữu
*Trình trạng sinh sản
*Kích cỡ
*Giống
Dữ liệu không đầy đủ
Cái (67%)
Bị lạc mất chủ (57%)
Dữ liệu không đầy đủ
Dữ liệu không đầy đủ
Dữ liệu không đầy đủ
Nhỏ hơn 5 tuổi (49%)
Đực (70%-79%)
Có chủ
Bình thường (không thiến)
Chó lớn (>50lb)
Tỷ lệ cao nhất/cắn chết người ở chó: pit bulls, German shepherds, chow chows
Đặc điểm của con người bị thương do Mèo và Chó

Nạn nhân do Mèo tấn công
Nạn nhân do Chó tấn công
*Tuổi
*Giới tính
*Mối quan hệ với động vật
25-34 tuổi
Nữ (59%)
Nạn nhân không sở hữu con mèo
<20 tuổi. Xảy ra từ 5-9 tuổi là có ý nghĩa.
Nam (62%)
Nạn nhân là người trong nhà hoặc người quen của chủ nhà (người nhà 30%; hàng xóm50%)
Đặc điểm của sự chấn thương

Điểm chung của mèo cắn
Điểm chung của chó cắn
*Các loại tấn công



*Các yếu tố khác

*Đặc điểm của vết thương điển hình
Liên quan đến sợ hãi, chơi tấn công, tấn công chuyển hướng, "cắn và  hội chứng giận dỗi "
 50% các nạn nhân là chủ của nó
50% vết thương bị nhiễm trùng
29% nạn nhân bị biến chứng
Vết thương bao gồm các vết trầy xước (70%), lỗ thủng (27%), và rách sâu (3%)
Sự thống trị, gây hấn sở hữu, tấn công do sợ hãi liên quan đến bảo vệ / lãnh thổ xâm lược, sự trừng phạt gây ra tấn công,  do bị đau.
Tỷ lệ bất thường cao bị cắn do chó bị xích lại.
Chưa có số liệu

5%
Vết thương bao gồm chủ yếu  vết đâm và xé rách ở các chi (76%) và mặt (15%), 70% thương tích gây tử vong cho trẻ em <9 năm tuổi.

2. Vi khuẩn thường gặp khi chó và mèo cắn

Dù có rất nhiều các sinh vật hiếu khí và kị khí lây nhiễm trên vết cắn, nhưng chỉ có một vài vi khuẩn ví dụ như: Pasteurella multocida, Neisseria animalorisCapnocytophaga canimorsus gây ra biểu hiện toàn thân.

► Pasteurella: có ý nghĩa lâm sàng trong nhiều vết cắn chó và mèo. Thường sống trong mũi, lợi, và vùng hạch hạnh nhân từ 12% đến 92% ở chó và 52% đến 99% ở mèo, gây phiêm phúc mạc ở những người bị xơ gan, viêm màng não ở trẻ sơ sinh và trẻ em do bị liếm vào mặt, gây nhiễm trùng đường hô hấp trên khác nhau, bao gồm cả viêm amiđan, viêm xoang và viêm tiểu thiệt, viêm mô tế bào dưới hàm.

► Bergeyella (Weeksella) zoohelcum: là một vi sinh vật đường miệng bình thường của chó, mèo. gây áp xe, viêm bao gân, viêm màng não, viêm phổi, dễ đề kháng với β -lactam, quinolone và chloramphenicol.

► Neisseria: N. animaloris Neisseria zoodegmatis cư trú ở hầu và mũi của chó và mèo, chúng có thể gây bệnh nặng ở người suy giảm miễn dịch hoặc khi nhiễm vào vết cắn thủng sâu.

► Capnocytophaga: thường được phân lập từ các khoang miệng của người và động vật. Tỷ lệ là 16% và 18% trên chó và mèo khỏe mạnh về mặt lâm sàng, có thể tránh được hệ thống miễn dịch của con người, gây nhiễm trùng huyết có thể tử vong và viêm nội tâm mạc. Hầu hết người có những biến chứng gây tử vong khi nhiễm C. canimorsus do sự góp phần của các yếu tố khác.

Các vết cắn bị nhiễm trùng.

3. Chẩn đoán và điều trị

Chuẩn đoán
Điều trị
1.Đo lường và phân loại vết thương sâu, tổn thương mô, và nguy cơ thiệt hại thẩm mỹ và nhiễm trùng.
2.Chụp X quang nếu chấn thương trên xương .
3.Dịch chứa của vết thương.
-Hiếu khí: dịch tiết ra trung bình
-Kỵ khí: dịch tiết giảm
4.Tế bào học hoặc nhuộm Gram đánh giá vết thương của dịch tiết là cần thiết.
5.Thực hiện việc thử máu hoặc bảng kiểm tra hóa học nếu gây mê được tiến hành.
6.Cung cấp thông tin tiêm phòng bệnh dại.
1. Cắt lông vùng bị cắn.
2. Rửa vết thương với lượng lớn nước và xà phòng, nước muối, hoặc cả hai
3. Sát trùng trên da xung quanh vết thương bằng chlorhexidine, povidone- iodine
4. Chuẩn bị vết thương bằng phẫu thuật mở rộng.
5. Vết thương được băng hoặc bôi thuốc mỡ nước vô trùng.
6. Cho điều trị kháng sinh (dự phòng nếu có chỉ định bởi độ sâu hoặc mức độ nghiêm trọng) .
7. Cố định và nâng cao vết thương.

Điều trị bằng kháng sinh

Bảng lựa chọn kháng sinh điều trị vết cắn do chó, mèo gây ra.

4. Phòng chống

  • Tránh chọn các giống chó có xu hướng hung hăng
  • Chú ý khi con vật bị bệnh, đang ăn, ngủ, hoặc cho con bú.
  • Sự hòa nhập của chó ở độ tuổi còn nhỏ và tránh đùa giỡn thô bạo với chó con.
  • Khi chó còn nhỏ nên cho chúng học cách vâng lời người nuôi.
  • Nên thiến vật nuôi, đặc biệt là con đực.
  • Luôn luôn giám sát trẻ em khi vật nuôi có mặt.
  • Không bao giờ để bất kỳ con chó một mình với trẻ sơ sinh hoặc trẻ em
  • Không bao giờ nuôi chó, mèo mà trước đây nó đã tấn công vào một nhà có trẻ em.
  • Trẻ em nhạy cảm với nỗi sợ hãi vật nuôi, nên trì hoãn hoặc tránh mua vật nuôi.
  • Dạy chó hành vi phục tùng khi nó đang bị khiển trách hoặc cho ăn.
  • Không bao giờ nhận nuôi một con chó cho đến khi nó đã có thời gian để nhìn và ngửi bạn.
  • Không chơi bạo lực với những con chó hoặc nhìn chằm chằm vào chúng.
  • Dạy trẻ em không tiếp cận con chó lạ.
  • Trẻ em không nên chọc phá con chó đang ngủ hoặc chạy và hét lên xung quanh nó.
  • Nếu một con chó trở nên hung dữ, trẻ em và người lớn nên bất động, tránh tiếp xúc trực tiếp mắt, và nếu bị ngã, nằm cuộn tròn và bất động.
  • Báo cáo tất cả các sự cố cắn cho người lớn hoặc cơ quan thích hợp.
  • Tiêm phòng vaccine đầy đủ cho vật nuôi
Nếu có copy bài, xin để lại một link sống về trang này. Xin cám ơn
Nguồn: Vetshop VN
Theo: Infectious Diseases of The Dog and Cat - 4th Edition (Nguyễn Hòng Thịnh dịch)
Để biết thêm thông tin truy cập http://www.greeneinfectiousdiseases.com



Receive articles via Email!

In bài nàyPrint Download post as *.pdfDownload post as *.pdf


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y