Heo Nái Không Lên Giống Lại Sau Cai Sữa | Vetshop VN


Heo Nái Không Lên Giống Lại Sau Cai Sữa

Post by: | date: 12.11.14 Bình luận cho bài viết! | Print
Heo Nái Không Lên Giống Lại Sau Cai Sữa
Khi tiến hành cai sữa hoặc thậm chí chỉ bắt bớt 3-4 heo con ra khỏi ổ cũng sẽ làm tăng áp lực của sữa trong tuyến vú (do ít heo con bú) và điều này làm cho bầu vú và tuyến sữa ngừng sản xuất sữa.
Biên soạn: CTN – Heo

Cơ chế này gây ra các kích thích chấm dứt sản xuất sữa, do đó cho phép sự phát triển của các hormone kích thích nang trứng phát triển và động dục. Chiều dài của khoảng thời gian cai sữa đến khi lên giống lại được công nhận là thước đo hiệu quả sinh sản của nái. Nếu lợn nái lên giống và được phối trong vòng 6 hoặc 7 ngày sau cai sữa (tốt nhất là 5.5 ngày) thì tỷ lệ thụ thai cao, khả năng sinh sản tốt và số con/lứa cao. Lợn nái lên giống và được phối trong khoảng 7 - 14 ngày sau khi cai sữa có số con/lứa thấp và tỷ lệ đẻ kém. Tỷ lệ đẻ có thể giảm đến 10% và số con/lứa có thể giảm đến 1con/lứa. Lên giống lại sau cai sữa ở nái đẻ lứa đầu thường là khó khăn nhất và sự chậm trễ có thể làm cho số con/lứa giảm đến 3 con/lứa. Cần theo dõi các chỉ tiêu dưới đây để xác định những yếu tố có thể quan trọng trên trang trại của bạn:
  1. Phân tích hồ sơ xem vấn đề có liên quan đến lứa đẻ cụ thể nào hay không
  2. Hãy chắc chắn rằng trong thời gian cho con bú, lợn nái không bị mất trọng lượng cơ thể nếu có thể và nếu mất thì không quá 15kg. Cân lợn nái sau khi đẻ và một lần nữa lúc cai sữa để kiểm tra điều này. Cố gắng để nái tăng cân thì tốt hơn. Nguyên nhân phổ biến nhất của chậm động dục là sự hao mòn tình trạng cơ thể, đặc biệt là trong hai - ba tuần đầu của thời kỳ tiết sữa nuôi con. Lượng thức ăn ăn vào trong thời gian này quyết định đến khoảng thời gian lên giống lại, sự phát triển của nang trứng, tỷ lệ rụng trứng cũng như khả năng sinh sản của lứa tiếp theo.
  3. Thức ăn cho lợn nái từ ba ngày sau cai sữa nên chứa năng lượng ở mức 3250 Kcal ME/kg, 18% protein và 1.1% lysine, đặc biệt là nếu nái có kiểu gen siêu nạc. Luôn luôn loại bỏ thức ăn thừa trong máng vì ở điều kiện nắng nóng, thức ăn rất dễ lên men chỉ trong vòng 3-4 giờ.
  4. Hãy chắc chắn rằng chế độ ăn tự do trong giai đoạn cho con bú không gây mất tính thèm ăn trên nái
  5. Bảo đảm rằng nái uống đủ nước. Thông thường lợn nái sẽ uống đến 40 lít một ngày. Núm uống cần có lưu lượng nước ít nhất 2 lít mỗi phút. Kiểm tra núm uống và lợn nái mất bao lâu để uống đủ nước. Nái có thể đứng trong 2 giờ mỗi ngày! Tốt nhất là vẫn cung cấp thêm 4-5 lít nước vào máng của nái hai lần mỗi ngày.
  6. Nếu vẫn có vấn đề ở lứa đẻ thứ hai, nên cho nái hậu bị cho con bú ăn thức ăn của heo cai sữa với số lượng bằng nửa tổng lượng thức ăn ăn vào hàng ngày. Nếu lợn nái được cho ăn và quản lý một cách hợp lý và chính xác trong thời gian cho con bú, nái sẽ lên giống lại nhanh trong khoảng thời gian lý tưởng 5.5-7 ngày sau cai sữa.
  7. Lưu ý xem lợn nái có cảm thấy thoải mái trong ngôi nhà đẻ? Nhiệt độ quá thấp sẽ làm cho lợn nái giảm cân mặc dù chúng có thể ăn nhiều hơn một chút. Mục tiêu là duy trì khoảng 20ºC. Nếu nhiệt độ trên 24ºC, lượng thức ăn ăn vào sẽ giảm rõ rệt. Khi nhiệt độ môi trường liên tục cao hơn 26ºC, cần phải làm mát bằng các kỹ thuật làm mát bay hơi.
  8. Tránh bất kỳ yếu tố môi trường, quản lý, chăm sóc hay dinh dưỡng nào có thể gây giảm cân. Ví dụ như chuồng đẻ quá ẩm ướt, luồng không khí thông thoáng quá lạnh và tốc độ trao đổi khí quá nhanh; thiếu nước, bệnh tật và thức ăn hư hỏng...
  9. Tránh cai sữa không đồng bộ (cai sữa từng con hoặc từng nhóm 2-3 con) với số lượng hơn 10% tổng số lợn con trong ổ. Vì cách làm này có thể kích thích nái động dục và rụng trứng ở mức độ thấp (rụng một ít trứng). Sau đó nái sẽ chậm động dục khi thực sự cai sữa toàn ổ heo, hậu quả là khả năng thụ thai và số con trên lứa đều giảm ở lần phối tiếp theo.
  10. Không trộn lẫn nái lứa đầu tiên với lợn nái rạ nếu có đủ cơ sở vật chất
  11. Dùng đực khí tình cho tiếp xúc với nái trực tiếp mũi-mũi từ ngày cai sữa để kích thích nhanh lên giống lại.
  12. Kiểm tra nếu có biểu hiện của bệnh viêm vú lúc cai sữa thì cần giữ môi trường khô thoáng với tốc độ trao đổi không khí vừa đủ. Đánh giá sự thoải mái của lợn nái, bởi vẻ ngoài và tư thế của chúng.
  13. Nếu số con trên lứa thấp ở lứa đầu tiên, nên bỏ qua lần lên giống đầu tiên sau cai sữa, đặc biệt nếu nái này lên giống chậm (7-14 ngày sau cai sữa).

Tài liệu tham khảo
1. Muirhead M. R., Alexander T. J. L. and Carr J., 2013. Managing Pig Health and the Treatment of Disease. ISBN 9780955501159.
2. Finrone, 2013. Dry Sow & Boar Equipments.



Receive articles via Email!

In bài nàyPrint Download post as *.pdfDownload post as *.pdf


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y