Các Yếu Tố Xác Định Bệnh Trên Thú | Vetshop.VN


Các Yếu Tố Xác Định Bệnh Trên Thú

Đăng bởi: | ngày: 2.9.14 Bình luận cho bài viết! | In bài này

1. Các yếu tố xác định bệnh

Bệnh là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố bao gồm vật chủ (con thú, người), yếu tố gây bệnh (virus, vi khuẩn...) và môi trường (chẳng hạn sự vấy nhiễm nguồn nước). Mặc dù một số bệnh có nguồn gốc từ di truyền nhưng nhìn chung sự biểu hiện bệnh cũng có liên quan tới môi trường, tuy nhiên mối quan hệ này giữa các yếu tố khác nhau ở mỗi bệnh. Rất nhiều nguyên lý về sự truyền bệnh được đề ra để giải thích sự xuất hiện bệnh trong quần thể. Những nguyên lý này thường đề cập những bệnh truyền nhiễm như là những mô hình minh họa, tuy nhiên phải lưu ý rằng những khái niệm dưới đây có thể áp dụng trên những bệnh không truyền nhiễm.

Hình 1: Bộ ba dịch tễ về mối tương quan của các yếu tố hình thành bệnh

Hình 1: Bộ ba dịch tễ về mối tương quan của các yếu tố hình thành bệnh

Bệnh được mô tả là kết quả tương tác của các yếu tố như hình. Theo mô hình này, mầm bệnh và môi trường tương tác với nhau và tác động lên vật chủ, tùy theo vật chủ mà bệnh có thể được thể hiện hay không.

Xác định các thành phần khác nhau của bộ ba này là quan trọng bởi vì chúng là những cơ hội để giảm bệnh tại nhiều điểm trong chu trình lây lan bệnh. Một sai lầm phổ biến là chỉ tập trung vào một khía cạnh của bộ ba nhằm kiểm soát dịch bệnh hoặc ngăn ngừa mà bỏ qua những khía cạnh khác.

Đôi khi mầm bệnh mầm bệnh trong môi trường có thể được truyền qua một véc tơ. Thuật ngữ véc tơ được dùng để chỉ một vật mang có bản chất sinh học để truyền mầm bệnh, thường là nhóm côn trùng bay được như muỗi, ve, bọ chét... Yếu tố vật chủ ở đây đề cập khả năng kháng bệnh của cơ thể. Yếu tố này liên quan đến các vấn đề như di truyền, dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe. Các yếu tố của bệnh được thể hiện như sau:

1.1 Yếu tố vật chủ : 

Sức đề kháng bẩm sinh (rào cản dạ dày), tiếp xúc với mầm bệnh trước, tình trạng miễn dịch thụ động (thú sơ sinh), tình trạng và phản ứng tiêm chủng, tuổi, giới tính, hành vi (màu lông, thống trị, pica), tình hình sản xuất (cho con bú so với không cho con bú), tình trạng sinh sản (có thai, so với không mang thai, vô trùng , so với nguyên vẹn), di truyền học...

Nội tại (không thay đổi trong mỗi thú)
Tuổi của thú là rất quan trọng vì nguy cơ của nhiều bệnh thay đổi rộng trong thời gian động vật sống do sự thay đổi sinh lý cơ bản có liên quan đến tuổi tác. Thú sơ sinh rất dễ bị nhiễm trùng đường ruột nhiều và hô hấp nhưng sức đề kháng tăng lên khi các loài động vật trưởng thành, nhưng chức năng miễn dịch suy giảm với tuổi cao, nhạy cảm với bệnh bắt đầu tăng trở lại.

Bệnh lâm sàng do mầm bệnh ở khắp mọi nơi, chẳng hạn như các virus gây tiêu chảy, có thể được giảm bằng cách hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh với thú sơ sinh(kháng bẩm sinh tăng theo độ tuổi) và giảm liều gây nhiễm bằng cách thay đổi các yếu tố môi trường.

Do di truyền giống khác nhau có rủi ro khác nhau đối với các bệnh như loạn sản xương hông trong chó chăn cừu Đức. Trong giống, một số bệnh truyền nhiễm xảy ra do khuyết tật di truyền cơ bản (Holstein BLAD, ACID , Quarter Horse HPP).

Bên ngoài (thay đổi trong mỗi thú):
Chó cái còn nguyên vẹn có nguy cơ bọc mủ tử cung và các khối u tuyến vú hơn so với nhóm thiến. Chó còn nguyên vẹn cư xử khác biệt so với những chó thiến, có xu hướng đi lang thang hơn và do đó có nguy cơ cao hơn.

Tiêm chủng tăng sức đề kháng của một cá nhân chống lại bệnh, nhưng sự bảo vệ không phải là tuyệt đối đối với hầu hết sinh học.

Yếu tố gây bệnh (mầm bệnh): có thể là sinh học như vi khuẩn, virus, nấm, protozoa; hay là các yếu tố hóa học như chất gây ngộ độc, kim loại nặng, thiếu chất dinh dưỡng; hoặc mầm bệnh có bản chất hóa học như nhiệt, bức xạ...chúng phụ thuộc vào số lượng, sức chịu đựng với môi trường, độc lực...

1.2. Yếu tố môi trường: 

Mật độ, di chuyển giữa các nhóm động vật, chuồng nuôi (thông gió, vệ sinh môi trường ), điều kiện môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, lượng mưa...), dinh dưỡng (protein , năng lượng và muối khoáng)...

Nhiều tác nhân gây bệnh mẫn cảm với tia cực tím (UV) trong ánh sáng mặt trời trực tiếp và để khô. Nhiều tác nhân gây bệnh tồn tại trong thời gian dài trong môi trường ẩm ướt.

Strep. equi ở ngựa dường như xảy ra thường xuyên hơn trong thời tiết lạnh ẩm ướt. Điều này có thể bởi vì các tác nhân có thể tồn tại lâu hơn trong môi trường ẩm ướt.

Salmonella trong tất cả các loài động vật trong đó có con người xảy ra thường xuyên hơn trong mùa hè hơn những thời điểm khác trong năm. Điều này có thể bởi vì tác nhân có thể tái tạo để liều nhiễm trong thức ăn ẩm ở nhiệt độ mùa hè.

Những yếu tố này tương tác với nhau một cách phức tạp mà thường dưới sự kiểm soát của con người. Ví dụ : mật độ nuôi tăng có thể dẫn đến tăng tải của vi sinh vật trong môi trường, mái chuồng có thể ngăn chặn tia UV để tiêu diệt vi khuẩn, thông gió thấp có thể làm tăng độ ẩm từ động vật (hô hấp) do đó làm tăng sự sống sót của sinh vật trong môi trường đó giúp dễ dàng lây nhiễm trên động vật hơn.

2. Phương pháp xác định nguyên nhân gây bệnh và các nguyên lý về việc xác định nguyên nhân gây bệnh

Phương pháp xác định nguyên nhân gây bệnh
Khả năng phát hiện mối quan hệ nguyên nhân - hậu quả trong Dịch tễ học tùy thuộc vào cách bố trí nghiên cứu. Giá trị các phương pháp khác nhau trong việc xác định nguyên nhân gây bệnh.

Năm tiêu chuẩn dùng để xác định nguyên nhân. Đó là: mức độ quan hệ giữa nguyên nhân - hậu quả, đáp ứng với liều gây bệnh, tính kiên định (consistency) của mối quan hệ nguyên nhân - hậu quả, tính hợp lý về phương diện thời gian, và tính hợp lý về mặt sinh học.

1. Mức độ quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả

Để tránh mức độ quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả, ta có thể xác định nguy cơ tương đối (relative risk), tỷ số bất thường hay đôi khi còn gọi là tỷ số chênh (odd ratio) hoặc hệ số tương quan (correlation). Một cách xác định khác là lập bảng ANOVA, phương cách thống kê này cho phép so sánh trị số trung bình của nhiều nhóm trong lúc điều chỉnh sự biến động trong mỗi nhóm.

2. Đáp ứng với liều gây bệnh

Mối quan hệ nguyên nhân - hậu quả có thể hiện diện với các liều khác nhau của một tác nhân nào đó sẽ đưa đến những thay đổi liên quan của tình trạng bệnh. Liều gây bệnh có thể đo lường bằng số lượng tuyệt đối hay bằng khoảng thời gian tiếp xúc với mầm bệnh.

Thí dụ, cho heo ăn vài loại kháng sinh với liều thấp có thể cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn và tăng trọng. Tuy nhiên, cho ăn kháng sinh có thể làm tăng khả năng đề kháng với kháng sinh của vi sinh vật, chẳng hạn salmonella. Xác định serotype của salmonella và cho sự thay đổi về tính nhạy cảm của chúng với kháng sinh là rất cần thiết cho chương trình chữa trị hiệu quả. Từ 1979 đến 1983, 277 mẫu phân lập salmonella (27 chủng) được lấy từ heo mổ khám tại Đại học Kansas, Hoa Kỳ. Salmonella choleraesuis là chủng phổ biến nhất, chiếm đến 66,4% của số mẫu phân lập . Đường biểu diễn sức đề kháng của salmonella đối với phần lớn kháng sinh không thay đổi trong giai đoạn 1979-1983 ngoại trừ với Carbodox. Tỷ lệ salmonella phân lập đề kháng với Carbadox tăng dần qua các năm (Mill và Kelly, 1986). Mối quan hệ nguyên nhân - hậu quả là: dùng kháng sinh trong thời gian dài (liều) làm tăng khả năng đề kháng của vi khuẩn qua tiến trình chọn lọc (đáp ứng).

3. Tính kiên định của mối quan hệ nguyên nhân - hậu quả

Mối quan hệ giữa tác nhân và tình trạng bệnh có thể được xác định khi nghiên cứu được thực hiện ở một số nơi khác nhau đều đưa đến cùng một kết luận. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sự khác nhau giữa các kết quả nghiên cứu có thể do khác nhau về cách bố trí nghiên cứu.

4. Tính hợp lý về thời gian

Xác định tính hợp lý về thời gian có thể đưa đến kết luận về mối quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả. Trong nghiên cứu cắt ngang, chúng ta khó có thể tìm ra tính chất này vì tác nhân và hậu quả được đo lường cùng một lúc. Nghiên cứu kéo dài thích hợp cho việc khẳng định tính chất này. Tính hợp lý về thời gian khá quan trọng trong việc phân biệt tác nhân gây bệnh nguyên phát và tình trạng nhiễm trùng thứ phát chẳng hạn nhiễm trùng trong thời gian điều trị tại bệnh xá (nosocomial infection).

5. Tính hợp lý về sinh học

Phương pháp thống kê trong dịch tễ học chỉ xác định mối quan hệ nguyên nhân - hậu quả mà không chứng minh nguyên nhân. Chỉ có nghiên cứu về cơ chế bệnh mới cung cấp các thông tin để xác định nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên cơ chế bệnh xảy ra trong điều kiện tự nhiên có thể không giống với cơ chế bệnh đã nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Vì thế, các nghiên cứu về mặt dịch tễ phải được thực hiện để tìm hiểu mối quan hệ nhân quả, mối quan hệ này phải hợp lý về sinh học. Trong các trường hợp không thể giải thích được mối quan hệ nguyên nhân - hậu quả dựa trên cơ sở sinh học thì không có nghĩa là không có quan hệ giữa tác nhân gây bệnh và bệnh, mà có thể là do kiến thức y học chưa đủ để giải thích mối quan hệ đó.

Các nguyên lý về việc xác định nguyên nhân gây bệnh

Năm 1882, Koch định ra các nguyên lý cơ bản để xác định một tác nhân gây nhiễm là nguyên nhân của bệnh:
  • Vi sinh vật phải hiện diện trong từng ca bệnh.
  • Vi sinh vật phải được phân lập và phát triển trong môi trường nuôi cấy hoàn hảo.
  • Vi sinh vật phải gây bệnh chuyên biệt khi truyền cho thú nhạy cảm.
  • Sau đó vi sinh vật phải được phát hiện từ thú được truyền bệnh này.
Nguyên lý Koch là bước quan trọng để xóa bỏ mê tín. Tuy nhiên, nguyên nhân của nhiều bệnh không thể được xác định với nguyên lý này. Thí dụ, bệnh viêm phổi nội vùng của bê là bệnh truyền nhiễm ở bê nuôi nhốt lẫn thả rong. Tỷ lệ có thể 100% và tỷ lệ chết thường hơn 20%. Nguyên nhân không phải là một tác nhân duy nhất mà là do bộ ba (1) yếu tố gây stress do quản lý, (2) nhiễm trùng nguyên phát bởi một trong vài virus và (3) sau đó là phụ nhiễm bởi một hoặc nhiều loại vi trùng. Đối với các bệnh do nhiều nguyên nhân, một tác nhân có thể gây nên triệu chứng tương tự như ở một vài bệnh khác.

Như vậy nguyên lý Koch chỉ hữu ích trong những trường hợp chỉ có một tác nhân chủ yếu gây bệnh và tác nhân đó có thể lây truyền. Chúng ta phải dựa vào các tiêu chuẩn khác để trắc nghiệm mức quan hệ giữa nguyên nhân - hậu quả.

Năm 1976, Evan đề ra nguyên lý khá phù hợp với quan niệm hiện nay về nguyên nhân gây bệnh (Phần xác định nguyên nhân gây bệnh).

Nguồn: Vetshop VN
Tài liệu tham khảo:
Trần Thị Dân, Lê Thanh Hiền, 2007. Dịch tễ học thú y, NXB Nông Nghiệp
John Gay, 2012. Epidemiology Concepts for Disease in Animal Groups.



Đăng ký nhận bài viết qua Email!

In bài nàyIn bài này Tải xuống dạng PDFTải định dạng PDF


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop.VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y