Vận Tốc Gió Trong Chăn Nuôi Gà Thịt Công Nghiệp
Thông thoáng chuồng nuôi là một trong những khía cạnh quan trọng trong chăn nuôi |
Mục đích của hệ thống thông gió để giữ cho đàn gà "thoải mái" không bị mất nhiệt, duy trì chất lượng không khí tốt nhất và loại bỏ nhiệt dư thừa, khí độc hại, độ ẩm và bụi bẩn. Ta có thể hiểu đơn giản là thông gió giúp cho môi trương nuôi thông thoáng nhất, đàn gà thoải mái sống trong môi trường đó và hấp thụ tối đa dinh dưỡng (từ thức ăn) hạn chế mất năng lượng (mất nhiệt cơ thể).
Vận tốc không khí hay tốc độ gió đi vào chuồng nuôi chỉ là một khía cạnh nhỏ trong chăn nuôi gà thịt công nghiệp việc chú trọng quản lý nó xẽ giúp cải thiện hiệu quả chăn nuôi. Khi ta quản lý không tốt gây ra các tác động trực tiếp tới đàn gà, kết hợp các điều kiện khác đàn gà phát triển không đông đều và gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Quản lý và chăm sóc đàn gà cần được chú trọng và theo dõi chặt chẽ trong bất kỳ giai đoạn nuôi nào của gà. Mức độ thông thoáng cần được điều chỉnh thường xuyên khi có những đấu hiệu bất thường của đàn gà.
Do sự quan trọng của vấn đề này chúng tôi đưa ra một số ý kiến dưới đây rất mong có được sự góp ý của bạn đọc.
Tốc độ gió và quản lý sự thông thoáng
Việc chăn nuôi gà thịt công nghiệp với mật độ cao rất cần chú ý tới tốc độ gió và sự thông thoáng chuồng nuôi.
Nếu chúng ta để tốc độ gió quá cao sẽ làm gia tăng hiện tượng mất "nhiệt" gồm có nhiệt chuồng nuôi và nhiệt trên cơ thể gà, trong trường hợp này gà thường đứng túm tụm lại với nhau. Hiệu quả kinh tế có thể bị ảnh hưởng nghiệm trọng hơn khi thời tiết là mùa đông.
Tốc độ gió bình thường, Tốc độ quạt lớn
Nếu tốc độ gió quá chậm sẽ gây ra hiện tượng tăng nhiệt độ, độ ẩm và các lợi khí độc trong chuồng nuôi như amoniac và cacbon dioxide. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thịt trong mùa lạnh và ảnh hưởng đầu con trong mùa nóng. Chưa kể đến điều này tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể gà.
Áp suất âm trong chuồng nuôi.
Đối với chuồng kín nuôi công nghiệp áp suất âm được tạo ra khi các quạt gió được bật lên kéo không khí trong chuồng ra ngoài tạo ra chênh lệch áp suất trong chuồng và bên ngoài. Lượng không khí hút ra qua quạt gió càng lớn thì áp suất này càng tăng. Khi áp suất này tăng dần lên kéo không khí bên ngoài vào chuồng thông qua các tấm giàn mát. Áp suất âm chuồng nuôi là áp suất cao hơn tốc độ của không khí đi vào, thấp hơn áp suất âm chuồng nuôi.
Hướng gió đi vào qua chuồng nuôi kín |
Đối với chuồng hở áp lực âm trong chuồnng nuôi là sự di chuyển của luồng không khí vào chuồng gà.
Hướng gió đi vào chuồng nuôi hở |
Trong chuồng kín việc kiểm soát môi trường và số lượng quạt bật là yếu tố quan trọng để đạt được áp suất âm cần thiết. Điều này có nghĩa là tất cả các lỗ hổng khác ngoài các tấm làm mát cần được xử lý.
Kiểm tra độ kín của chuồng nuôi bằng các bước sau:
- Đóng tất cả các cửa ra vào, cửa hút gió, cửa các quạt hút.
- Vào chuồng và tắt hết đèn.
- Chờ cho đến khi mắt thích nghi với bóng tối và nhìn quanh chuồng.
- Bất kỳ lỗ hổng không mong muốn nào sẽ dễ dàng được phát hiện, qua ánh sánh từ ngoài vào chuồng nuôi.
Cách đơn giản và ít tốn kém để kiểm tra áp suất âm chuồng nuôi là sử dụng một đồng hồ đo áp suất. Để làm được điều này ta cần:
- Sử dụng đồng hồ đo (áp kế) theo hướng dẫn của nhà sản suất.
- Đóng cửa ra vào và cửa hút gió (cửa giàn mát)
- Bật 1 quạt lớn hoặc 2 quạt nhỏ.
- Ghi lại áp suất trên áp kế
- Lặp lại quy trình này một lần nữa và ghi lại kết quả.
- Áp lực âm chuồng nuôi cần phải đạt kết quả trung bình tối thiểu 26,92 mmHg hay 37,5 Pa.
Tốc độ gió, hướng chuồng nuôi và áp suất âm chuồng nuôi có ảnh hưởng như thế nào tới chăn nuôi gà thịt công nghiệp?
Hướng không khí đi vào có ảnh hưởng rất lớn tới tốc độ gió và hiệu quả chăn nuôi. Ở nước ta do điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên hướng chuồng nuôi thuận lợi là hướng đông - nam hay tây - bắc , với kiểu chuồng kín hiện nay thường sử dụng hướng chuồng theo hướng đông - tây.
Do tốc độ gió, áp suất âm và hướng chuồng nuôi có mối quan hệ mật thiết với nhau và có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất chăn nuôi.
Các chỉ tiêu về áp suất âm chuồng nuôi.
Độ rộng của chuồng và áp suất âm tiêu chuẩn
Chuồng rộng
(met)
|
Áp suất âm
| |
PA
|
Inches H2O
| |
10
|
-10.0
|
0.04
|
12
|
-12.5
|
0.05
|
14
|
-15.0
|
0.06
|
15
|
-17.5
|
0.07
|
18
|
-20.0
|
0.08
|
Khi mà chuồng nuôi đạt áp suất tiêu chuẩn tốc độ gió tối thiểu cần đạt 0,05 m/s.
Để kiểm tra tốc độ gió trong chuồng nuôi, ta có thể sử dụng phương pháp “khói”. Phương pháp nảy đơn giản và có thể áp dụng mà không cần tới máy đo tốc độ gió.
Phương pháp "khói"
- Tắt quạt hút gió và đóng các cửa thông gió vào chuông nuôi
- Bắt đầu phát khói ở đầu chuồng (nơi không có quạt)
- Bật quạt hút, mở cửa thông gió cùng lúc và bắt đầu tính giờ.
- Đến khi khói tới cuối chuồng (tới quạt hút) kết thúc bấm giờ.
- m/s.- Tính toán tốc độ không khí: chiều dài chuồng (m) chia cho thời gian (s)
Mục đích của việc quản lý hệ thống thông gió tốt là giữ được nhiệt cơ thể cho đàn gà và loại bỏ các khí độc trong chuồng nuôi. Việc kiểm soát thông gió cho chuồng nuôi không tốt gây thiệt hại cho FCR và quản lý dịch bệnh.
Tùy mật độ, cách phân bố và độ tuổi của gà để có những điều chỉnh cần thiết phù hợp với nhu cầu của đàn gà.
Nếu thử nghiệm bằng phương pháp “khói” cần chắc chắn là khói đó không ảnh hưởng tới sức khỏe đàn gà.
Mọi vấn đề về thông gió cần được xử lý sao cho phù hợp với điều kiện chăn nuôi để có được hiệu quả kinh tế cao nhất.
Nguồn: VietVDM
Receive articles via Email!