Tầm Quan Trọng Của Việc Cấp Cám Trong Thời Kỳ Nuôi Con
- Sữa dùng để nuôi con,
- Hồi phục sức khỏe sụt giảm khi sinh nở,
- Hồi phục tử cung và buồng trứng bị ảnh hưởng sau khi sinh nở,
- Duy trì sự sống cho cơ thể nái, - Năng lượng cho sự tăng trọng đến lứa 3 - 4.
Chính vì vậy, nếu quản lý thể trạng nái không tốt thì lượng mỡ trong cơ thể sẽ bị hao mòn. Điều này sẽ dẫn tới năng suất ở các lứa tiếp theo bị sụt giảm, vì thế việc cung cấp cám cho nái sau khi sinh rất quan trọng. Nếu cung cấp không đầy đủ cám thì ngoài trọng lượng và độ dày mỡ lưng sụt giảm, sau cai sữa heo sẽ lên giống lại không tốt. Về cơ bản, phải tăng lượng cám heo ăn vào từng chút một. Vì lượng sữa nái phải cung cấp cho heo con tăng nhanh nên lượng cám nái ăn cho đến lúc cai sữa không thể để sụt giảm (trường hợp nuôi 10 heo con một ngày phải ăn trên 6kg). Nếu trong quá trình nuôi con mà lượng cám nái ăn vào bị sụt giảm thì sẽ dẫn tới tình trạng không tốt cho cả nái và con.
Nguyên nhân khiến lượng cám nái ăn vào sụt giảm:
- Trường hợp nái lứa đầu,
- Nhiệt đội trại nái quá cao,
- Trường hợp thời kỳ mang thai cho nái ăn quá nhiều,
- Tăng cám quá nhanh sau khi sinh,
- Trường hợp heo bị táo bón,
- Sốt hậu sản do viêm nội mạc tử cung,
- Trường hợp heo chưa tống hết thai chết lưu ra ngoài.
Những biện pháp phòng chống sụt giảm lượng cám nái ăn vào:
Nái lứa đầu dễ mẫn cảm với stress hơn so với nái rạ, vì thế nên cho nái lứa đầu ăn ít hơn nái rạ khoảng 10 - 20%. Ngoài ra, bổ sung cám có chất đạm cao hoặc thêm chất béo. Trường hợp nái lứa đầu nuôi trên 10 con thì nên ghép bớt bầy. Nhiệt độ phù hợp ở trại đẻ là 15 - 23 độ C. Nhiệt độ và độ ẩm cao sẽ khiến lượng cám nái ăn vào sụt giảm. Để phòng chống nái béo phì nên kiểm tra lượng cám ăn vào. Sau khi nái đẻ cần sử dụng các biện pháp nhuận trường nhằm chống táo bón cho heo. Ngoài ra, cần cho heo uống nước đầy đủ. Trường hợp nái sốt hậu sản thì cần sử dụng kháng sinh và thuốc hạ sốt. Khi nái đẻ xong cần kiểm tra xem heo con đẻ ra hết chưa.
Biên dịch: Heo team
Receive articles via Email!