Bệnh Giun Đũa Trên Heo (Ascaris suum)
Bệnh kí sinh đường ruột gây thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi heo. Đặc biệt giun đũa làm giảm tăng trọng heo gây tổn thất kinh tế cho người nuôi heo. Bênh này dễ xảy ra nhưng cũng rất dễ phòng trị.
1. Đặc điểm cấu tạo và gây bệnh
Giun có màu trắng ngà, thân tròn, hai đầu hơi nhọn, hình giống như chiếc đũa. Con đực nhỏ hơn con cái, đuôi thường cong về mặt bụng, đầu có 3 môi, trên rìa môi có một hàng răng cưa. Con đực dài 15-20 cm, có hai gai giao hợp, không có túi phôi. Con cái dài 20-30 cm, đuôi thẳng. Trứng hình bầu dục có vỏ dày.Giun đũa phân bố rộng rãi ở khắp mọi nơi và ở mọi giống heo. gây thiệt hại nhiều nhất cho heo từ 3 đến 6 tháng tuổi. Xâm nhập chính là từ thức ăn, nước uống và do vệ sinh chuồng trại kém. Làm heo giảm sức sinh trưởng, giảm thể trọng, gầy cồm sụt cân.
2. Đặc điểm vòng đời
Giun trưởng thành ký sinh ở ruột non. Phát triển trực tiếp, không cần ký chủ trung gian. Con cái đẻ trứng ở ruột non, trứng theo phân ra ngoài (con cái đẻ rất nhiều trứng 100.000-200.000 trứng/cái/ngày). Trứng gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển thành phôi thai nằm trong vỏ trứng (sau 12-13 ngày). Heo nuốt phải trứng có phôi thai, dưới tác dụng của men tiêu hóa ấu trùng được giải phóng. Sau đó, ấu trùng theo mạch máu di hành về tĩnh mạch cửa tới gan, tim, phổi, khí quan, lên hầu rồi trở xuống ruột lần thứ 2 thành giun trưởng thành.
3. Triệu chứng
Giun đủa trong ruột heo |
Một số bệnh tích do giun đua gây ra ở heo.
4. Phòng bệnh và trị bệnh
Vệ sinh chuồng trại, phân heo được tập trung ủ nhiệt sinh học để diệt trứng. Đối với nái chữa tẩy trước khi đẻ 10 - 15 ngày bằng thuốc Piperazine với liều 200 - 300mg/kg thể trọng
- Levamisole dùng liều 1ml/6 kg thể trọng.
- Mebendazole dùng liều 20mg/kg thể trọng.
- Dichlorvos 200mg/kg thể trọng.
Receive articles via Email!