Trực Khuẩn Listeria Gây Bệnh Cho Heo Và Người Như Thế Nào ?
Will Dunham - Reuters
Hình mô phỏng vi khuẩn Listeria. Ảnh minh họa. |
WASHINGTON (Reuters) - Các nhà khoa học đã phát hiện việc Listeria xâm nhập vào cơ thể như thế nào. Listeria sau khi vào các bộ phận trong cơ thể, đã gây nên đau ốm và đôi khi làm chết người, nếu người đó ăn phải thực phẩm bị nhiễm Listeria, như phomat mềm, xúc xích nóng.
Khi nghiên cứu trên chuột lang và chuột nhắt đã biến đổi gen, các nhà khoa học Viện Pasteur Paris đã chứng minh rằng trực khuẩn này (còn có tên là Listeria monocytogenes) có một protein (protein này rất giống một cái chìa khoá mở ổ khoá) tương tác với thể tiếp nhận trong ruột để đi vào trong máu.
Gần dây, các nhà khoa học có thể xử lý sự lây nhiễm (được gọi là Listeriosis) nhờ những kháng sinh tố chuẩn. Nhưng có điều đáng quan tâm là trực khuẩn này sẽ trở nên đề kháng với kháng sinh tố.
Trả lời một cuộc phỏng vấn, nhà nghiên cứu Pascale Cossart đã nói rằng: "Đó là một vi khuẩn quỉ quyệt. Nếu Listeria bắt đầu đề kháng các kháng sinh tố, chúng tôi cần phải triển khai một chiến lược mới, bằng cách này hay cách khác, chống lại loại hình sinh vật này. Nếu bạn muốn thực sự chống lại Listeria hoặc những trực khuẩn khác, bạn cần biết chính xác quá trình lây nhiễm đã xảy ra như thế nào".
Tạp chí Science đã mô tả những nghiên cứu về vấn đề này.
Nguồn gốc lây nhiễm Listeria. |
Listeriosis chủ yếu đe doạ sự phát triển của thai, sự phát triển của trẻ (hoặc con vật) sơ sinh, những người cao tuổi, những người (hoặc vật) yếu kém hệ miễn dịch như những người nhiễm HIV, gây nên viêm màng não (viêm lớp màng bọc quanh não) và gây nên tử vong quãng 30% trong số những bệnh nhân mắc phải bệnh này.
Với phụ nữ, nếu bị lây nhiễm vào giai đoạn mới mang thai, nói chung thường bị sẩy thai. Mặt khác, ở người trưởng thành, các triệu chứng không nghiêm trọng lắm, diễn biến từ đau dạ dày-ruột đến sốt nhẹ và đau đầu. ở Hoa Kỳ, hằng năm có quãng 500 trường hợp tử vong về bệnh này.
Cơ chế của quá trình lây nhiễm
Để gây nên sự lây nhiễm qua con đường thực phẩm, Listeria cần phải đi vào dạ dày, xuống ruột rồi xuyên qua thành ruột để vào máu và từ đó nó phát tán đến hệ thần kinh trung ương và nhau.
Theo bà Cossart và các cộng sự, nhờ một protein trên bề mặt của Listeria (được gọi là internalin) tương tác với một thể tiếp nhận (tức là E-cadherin) có trong ruột, cho phép trực trùng đi vào bên trong những tế bào ruột, tạo cho nó khả năng vào được trong máu.
Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu cơ chế lây nhiễm qua đường miệng ở chuột lang và chuột nhắt đã được biến đổi gen, nhằm đảo ngược cadherin trong ruột người.
Những con vật được uống những liều Listeria, đã được biến đổi thành một thể đột biến, đã tạo nên hiện tượng đảo ngược trực trùng không có internalin. Những Listeria thông thường, trong mọi trường hợp, có mặt trong thai. Trong khi đó, dòng đột biến không có protein internalin, không gây nên tử vong và không thể xuyên qua ruột, không thể xâm nhập vào mô bào các cơ quan.
Theo bà Cossart, sự phát hiện trên đưa đến việc xây dựng được những biện pháp mới để phá huỷ trực trùng. Theo bà, có thể sử dụng internalin như là một vật mang để chuyển tải trực tiếp các loại thuốc đến những tế bào ruột hoặc đến những mô ở sâu hơn, làm cho công trình nghiên cứu trở nên có ích đối với những liệu pháp gen.
Tuy vậy, theo các nhà nghiên cứu, công trình này còn gặp khó khăn vì chuột cống và chuột nhắt sản sinh ra một dạng cadherin không mang internalin. Nhưng chuột lang sản sinh ra một dạng đảo ngược thích hợp của protein. Sự khác biệt giữa hai dạng protein chung qui do một axit amin đơn./.
Người dịch: Nguyễn Hoài Tao
Receive articles via Email!