Những Thay Đổi Sinh Lý Của Heo Khi Trời Nóng
Khi nhiệt độ môi trường bên ngoài thay đổi, cần phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi nhằm hạn chế tối đa stress để có thể duy trì năng suất sinh sản.
Ảnh hưởng của stress nhiệt trên heo. |
Để giảm stress do nhiệt độ và nâng cao năng suất sinh sản ta cần nắm rõ những thay đổi sinh lý trên heo và cách quản lý vào thời kỳ này.
1. Stress trên heo và nhiệt độ môi trường:
Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, để duy trì thân nhiệt (homeostasis), thừi cơ thể cần có các hoạt động vật lý nhằm điều chỉnh thân nhiệt. Heo phải gia tăng số lần hô hấp nhằm giải nhiệt cho cơ thể. Vì heo là động vật có lỗ thoát mồ hôi trên da không phát triển nên khi nhiệt độ trên 30 độ C số lần hô hấp sẽ tăng nhanh. Ở nhiệt độ 35 độ C số lần sẽ tăng gấp 5 lần so với nhiệt độ 20 độ C.
Vào thời kỳ theo mẹ, tỷ lệ trao đổi chất ở heo cao nhất trong vòng đời nên heo rất mẫn cảm với nhiệt độ nuôi dưỡng. Nếu nhiệt độ nuôi cao hơn nhiệt độ thích hợp 1 độ C thì lượng cám ăn vào trong ngày giảm 0.1 kg. Trên thực tế nếu nhiệt độ càng tăng cao thì lượng cám ăn vào càng giảm.
Nếu heo được nuôi dưỡng trong môi trường nóng ẩm thì bằng dinh dưỡng của nái bị phá vỡ khiến năng suất sinh sản giảm.
2. Stress do nóng ẩm và lượng cám ăn vào.
Để duy trì nồng độ đường huyết phù hợp, heo sẽ điều chỉnh lượng cám ăn vào. Nếu cai sữa ở thởi kỳ chờ phối nếu bị strees do nhiệt độ sẽ giảm lượng cám ăn vào. Việc thiếu hụt dinh dưỡng khiến heo lên giống lại chậm, lên giống yếu, số lượng trứng rụng ít và ảnh hưởng tới năng suất.
Vì vậy cần quản lý cho ăn theo từng cá thể. Đa số các trại cho ăn vào ban ngày nhiều hơn ban đêm nên cho ăn vào cuối buổi chiều là tốt nhất, khi đó lượng cám ăn vào tăng và heo tránh được nóng.
3. Quản lý dinh dưỡng cho nái vào mùa nóng
Để nâng cao năng suất sinh sản vào mùa nóng cần có biện pháp nâng cao lượng cám ăn vào và cung cấp bổ sung đầy đủ các khoáng chất. Vì vậy, mỗi ngày cần kiểm tra lượng cám ăn vào của mỗi nái và cố gắng cho nái ăn nhiều.
Vào mùa nóng, thể lực heo nhanh chóng giảm sút, nếu ta cung cấp các thức ăn có độ đạm cao gây tác dụng ngược. Do quá trình phân giải các chất dinh dưỡng có hàm lượng cao sẽ sinh nhiệt khiến heo giảm lượng cám ăn vào. Chính vì vậy về mùa nóng chỉ cho heo ăn cám có độ đạm thấp, thay vào đó cung cấp đầy đủ các axit amin.
Khi trời nóng nái không lên giống hoặc lên giống yếu rất nhiều, có thể bổ sung các loại vitamin như biotin, axit folic. Choline sẽ mang lại hiệu quả. Để tăng cường cần bổ sung các lọai khoáng chất (Se, Zn) và axit béo omega 3 giúp heo cải thiện lượng sữa, giảm tỷ lệ chết trước cai sữa, tăng số heo đẻ ra ở lứa tiếp theo.
Vào mùa nóng nếu quản lý cho ăn không tốt dễ phát sinh độc tố nấm mốc gây ảnh hưởng tới hệ miễn dịch và sức phát triển của heo. Các loại độc tố nấm mốc như aflatoxin với 0.5ppm có thể gây mệt mỏi, giảm ngon miệng, tăng FCR, giảm tăng trọng. Mức nhiễm aflatoxin 0.8ppm gây tốn thương gan (vàng da), bệnh hô hấp và ở mức aflatoxin 1.4 ppm gây tổn hại tới hệ miễn dịch.
4. Quản lý nước trong nông trại vào mùa nóng
Nước chiếm trên 70% cơ thể heo. Heo khi tăng trọng lượng thì tỷ lệ mỡ sẽ tăng và tỷ lệ nước giảm. 77% lượng nước cơ thể cần thông qua uống nước, 19% qua oxy hóa thức ăn, còn lại 4% nhận từ cám.
Nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc bài tiết khoáng thừa, chất thải của cơ quan tiêu hóa. Quá trình tổng hợp chất đạm nhất thiết phải có nước. Theo nghiên cứu về lượng nước để duy trì cuộc sống thì cứ 1kcal năng lượng phải cần 1ml nước. Một gram cám có 4 kcal thì heo phải cần 1ml nước. Một gram cám có 4 kcal thì tối thiểu heo phải uống 4ml nước để ăn một gram cám.
Nếu lượng nước sạch không cung cấp đầy đủ thì lượng cám ăn vào giảm.
Receive articles via Email!