Nâng Cao Chỉ Số PSY /Increase PSY Indicator
Nâng cao chỉ số PSY trong chăn nuôi heo. |
Bài viết nói về một trang trại tại Hàn Quốc (dưới đây tạm gọi là trại A) thực hiện các biện pháp cải tiến nhằm nâng cao năng suất sinh sản.
1. Tình hình nông trại:
Nông trại có quy mô 480 nái và có khoảng 5 nhân viên quản lý, tương tự như các trang trại xung quanh, cuối năm 2008 trại mắc bệnh PMWS khiến năng suất bị sụt giảm. Kể từ tháng 1 năm 2009 trại nhận được sự tư vấn của bác sĩ thú y. Sau khi điều tra và phân tích, được sự tư vấn, trại bắt đầu cải tiến các phương pháp nuôi dưỡng. Tới năm 2010 thì hiệu quả của việc cải tiến bắt đầu được thể hiện.2. Tình hình nuôi dưỡng và quản lý năm 2009:
Tăng cường quản lý phòng dịch:
Trước đó trại áp dụng các biện pháp phòng dịch thông thường như các trại khác nên gặp nhiều vấn đề. Chính vì thế trại đã chỉnh lý lại vấn đề phòng dịch, giáo dục ý thức cho chủ trại và nhân viên, đặc biệt là chủ trại phải triệt để chấp hành quy định phòng dịch. Trại chuẩn bị tiến hành phòng dịch từ các nguồn như xe xuất heo, xe cám, người, ủng, heo hậu bị và tinh heo.- Xe xuất heo và chở cám: cung cấp áo phòng dịch và ủng, rửa xe sát trùng.
- Xe xử lý phân chất thải : sử dụng xe của nông trại, xe của nông trại khác bị cấm vào.
- Heo hậu bị: nhập heo hậu bị có kháng nguyên âm tính, xây mới trại hậu bị, cách ly thuần dưỡng trên 90 ngày, để trống chuồng trên 14 ngày.
- Tinh heo: bỏ khu vực tự làm tinh của trại, mua tinh heo âm tính kháng nguyên , trại heo đực sau khi sát trùng tiêu độc được sử dụng làm trại nái hậu bị
- Ủng: mỗi trại sử dụng ủng khác nhau. Phía bên ngoài trại xài ủng xanh, bên trong trại sử dụng ủng trắng.
- Chim và thú gây hại: thuê các công ty chuyên nghiệp diệt chuột và gián. Lắp màn chắn muỗi để chống muỗi và chim
- Lối đi của heo: Để phòng dịch và sát trùng triệt để đường lùa heo được đổ nhựa.
Trong 7 phương pháp trên được đưa ra nhằm phòng dịch triệt để thì phương pháp 6 và 7 đáng tiếc là không thực hiện được.
Các biện pháp an toàn hóa PRRS:
Tạm thời ngừng sử dụng vacxin PRRS. Lấy mẫu để kiểm tra kháng thể và kháng nguyên ( năm 3 lần).- Sau khi kiểm tra một năm sử dụng vacxin sống 4 lần.
- Trước khi xây mới trại hậu bị, xây tường cách ly tạm tại chuồng nuôi heo tập trung.
- Gồm 8 phòng nuôi khoảng 6 con/ phòng, tường cách ly cao khoảng 1,2 m
- Ngày tuổi heo hậu bị khi phối lần đầu là trên 250 ngày
- Sau khi kiểm tra kháng thể PRRS của đực lấy tinh, tiến hành đào thải.
- Để phòng chống sảy thai cho nái sốt cao và bỏ ăn sử dụng hoocmon duy trì thai.
- Lập chương trình vaccin cho hậu bị và kiểm tra từng chuồng và từng trại.
Giảm ngày tuổi tuyển chọn hậu bị:
Tuyển chọn lúc 60 kg và cách ly tối thiểu 90 ngàyTiến hành mổ khám ( heo con chết) để kiểm tra tình hình dịch bệnh và lựa chọn thuốc:
Dựa vào kết quả của kháng sinh đồ nhằm lựa chọn thuốc trị bệnh hô hấp và thuốc trị bệnh tiêu hóa. Nhờ viện thú y quốc gia phân tích.Chăm sóc nái sốt trước và sau khi đẻ ( thuốc hạ sốt, sắt, canxi). Thông qua kiểm tra huyết thanh và trọng lượng heo thịt để biết rõ tình hình phát triển của heo.
Thành lập chiến lược chương trình sử dụng thuốc.
Cải tiến biện pháp sát trùng:
Cần tạo thói quen là phải có thời gian làm khô sau khi sát trùngSau khi chuyển heo rửa chuồng (1 ngày), sát trùng (1 ngày), giữ khô (4 ngày), sát trùng vôi ( 3 ngày). Sát trùng vôi pha với nước theo tỷ lệ (1:0,7), sử dụng máy phun cao áp sát trùng sao cho toàn trại từ trần đến tường trắng xóa là được.
Diệt nội, ngoại kí sinh trùng trên nái mang thai.
Điều chỉnh thể trạng nái mang thai và lượng cám ăn:
Phân tích lượng cám cho nái mang thai và nái nuôi con: thực hiện chương trình giảm lượng cám mang thai và tăng lượng cám nái nuôi con. Đặc biệt trong thời gian mang thai từ 75~90 ngày lượng cám ăn mang thai giảm xuống 1,5 kg ( thời kì tuyến vú phát triển)Trước khi đẻ cần giảm lượng cám ăn vào dưới 1 kg. Sau khi đẻ cần giảm độ tăng từng ngày của lượng cám ăn vào.
Tổng hợp các số liệu như: tình trạng phát triển của vú, tư thế khi nằm, lượng cám ăn vào nhằm phát hiện heo có vấn đề.
Kiểm tra lượng cám nái nuôi con ăn vào. Một ngày cho ăn 4 lần nhằm tăng lượng ăn vào.
Mật độ nuôi dưỡng và tình trạng thông khí:
- Cân đối giữa diện tích chuồng và số con nuôi nhằm tạo tình trạng thông thoáng khí tốt nhất.
- Phân chia heo con thời kì đầu và kì sau cai sữa nhằm kiểm soát mật độ nuôi quá cao.
- Thiết kế khu vực sưởi ấm cho heo con và cài đặt nhiệt độ thích hợp.
- Huấn luyện nhân viên sử dụng bảng điều khiển đèn úm và quạt thông gió.
- Tạo mái nhà 2 tầng cho trại thịt nhằm tạo thông khí tốt.
Sử dụng các phần mềm phân tích nhằm chuẩn bị các phương pháp cải thiện năng suất sinh sản:
- Phân tích bằng chương trình PigPlan
- Xây dựng tiêu chuẩn đào thải nái già – từ lứa 8
- Đào thải nái đẻ nếu số heo con 2 lần sinh liên tiếp đều dưới 7- đưa vào danh sách nái đào thải
- Đào thải nái nếu có số con cai sữa 2 lần sinh liên tiếp dưới 7- sau khi đẻ lập tức đào thải. Đưa vào danh sách chuẩn bị đào thải. Thông qua phân tích tổng số con sinh, số heo con sống, số con cai sữa để phát hiện vấn đề tồn tại.
- Bổ sung nhân lực cho trại đẻ ( thứ năm, sáu). Sử dụng thuốc kích thích sinh ( đẻ vào ban ngày).
- Trại đẻ nâng chổ heo nái lên 30mm để heo bú sữa dễ dàng.
- Thông qua phân tích tình hình lên giống lại ở heo nái của từng lứa nhằm kiểm tra quá trình phối nái hậu bị.
- Nếu tỷ lệ lên giống lại của hậu bị quá cao sẽ ảnh hưởng tới năng suất từng trại.
- Thông qua phân tích số liệu nái lên giống lại dưới 7 ngày giúp cải tiến quá trình cho ăn khi nái nuôi con và cai sữa.
Thực hiện song song việc đổi nái thuần và nhập heo F1 để cải tiến năng suất sinh sản. Để phát hiện heo lên giống lại sớm trại mua máy siêu âm màu để chẩn đoán mang thai.
3. Mục tiêu cải tiến năng suất :
Nếu PSY đạt 23 con thì năng suất trại như thế nào? Với ngành chăn nuôi phát triển như hiện nay PSY lên tới 28, 30 con thì năng suất trên là thấp. Theo số liệu của hiệp hội chăn nuôi Hàn Quốc thì bình quân PSY của nước này đạt 21,9 con. Năng suất của 30 % nông trại tốt nhất đạt 24,2 con, 10 % nông trại tốt nhất đạt 25,3 con. Đặc biệt bình quân 5 nông trại tốt nhất PSY đạt tới 26,3con, nông trại tốt nhất đạt 27,1 con.
Tỷ lệ đẻ phải cao:
Năm nông trại có năng suất tốt nhất bình quân tỷ lệ đẻ đạt trên dưới 90 %. Trường hợp trại A đang là 80 % nỗ lực để đạt 85 %. Để tỷ lệ đẻ đạt 90 % cần phải áp dụng một số biện pháp.Heo nái cai sữa nhất định phải cho di chuyển qua 2 trại nuôi chung khác nhau. Kể từ thứ bảy phải cho tiếp xúc với heo đực 2 lần mỗi lần 30 phút. Lùa heo đực vào trong chuồng nái .
Heo hậu bị sau khi chịu đực, lần 1 phối tự nhiên, lần 2- 3 thụ tinh nhân tạo.
Để phát hiện sớm heo không mang thai, mỗi thứ bảy cần chẩn đoán bằng máy siêu âm.
Số heo con nuôi phải cao:
Sử dụng thuốc kích thích sinh sản để heo đẻ vào giờ làm việc ( có người đỡ đẻ).- Bổ sung người cho trại đẻ để tăng tỷ lệ sống cho heo con mới sinh.
- Vào cuối kì mang thai ( 95~110 ngày) cần tăng lượng cám ăn vào để nâng cao trọng lượng sơ sinh ( 1,7 kg).
- Đặc biệt quản lí cám ăn vào của nái mang thai nhiều con ( sử dụng máy siêu âm).
- Heo con có trọng lượng sơ sinh nhỏ phải cho bú sữ đầu để tăng tỷ lệ sống.
Tỷ lệ chết trước cai sữa phải thấp:
- Kiên quyết đào thải heo con quá yếu ( đào thải sau khi đẻ).
- Cần huấn luyện và tư vấn cho nhân viên cách nuôi dưỡng.
- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cho trại đẻ.
- Lập ra chương trình cho heo con ăn cám tập ăn.
- Phát hiện sớm những heo con có vấn đề để tiến hành ghép bầy.
- Lập ra chương trình sử dụng thuốc cho heo con.
Để nâng cao tỷ lệ đẻ thì cũng phải quan tâm huấn luyện nhân viên trại mang thai. Về vấn đề số heo con nuôi và tỷ lệ chết trước cai sữa cần bổ sung nhân lực cho trại đẻ, lập ra chương trình sử dụng thuốc và chuẩn bị đầy đủ công cụ và thiết bị.
Mục tiêu của trại A là năm 2010 PSY đạt 24 con năm 2011 đạt 25 con. Việc đạt thành tích trên không phụ thuộc vào heo mà là sự nỗ lực của nhân viên toàn trại.
Mục tiêu của trại A là năm 2010 PSY đạt 24 con năm 2011 đạt 25 con. Việc đạt thành tích trên không phụ thuộc vào heo mà là sự nỗ lực của nhân viên toàn trại.
Receive articles via Email!