Kiểu Dáng Của Máng Ăn Ảnh Hưởng Đến Việc Cho Ăn Của Heo Nái
Các nhà nghiên cứu của trường Đại học KSU, Mỹ, nói: “Cần phải thận trọng khi thiết kế lắp đặt mới hệ thống máng đựng thức hoặc đổi máng ở trại mang thai và trại nái đẻ. KSU và Mike Tokach, một chuyên gia về lĩnh vực nuôi heo đã tiến hành thí nghiệm các máng đựng thức ăn (feet drop) theo hệ thống cung cấp thức ăn (feet line) cho heo ở các trang trại nuôi heo. Họ đã phân tích kết quả thu được và đưa ra một vài hướng dẫn khi lắp đặt hệ thống ở chuồng trại. Thông thường, máng đựng thức ăn ở trại heo giống được thiết kế theo kiểu góc vuông 90 độ. Theo kiểu cách như vậy thì máng sẽ chứa được nhiều thức ăn nhưng Tokach nói: “Theo thời gian hệ thống máng bị biến dạng và hỏng hóc nên hầu như các máng đựng thức ăn đó không duy trì 90 độ lâu được”.
1. Kiểm tra lượng thức ăn rơi xuống
Nhóm nghiên cứu đã thiết kế và lắp đặt hệ thống máng dành cho heo nái thời kỳ mang thai theo 3 giai đoạn 60 độ, 75 độ, 90 độ.
Hình 1: Hình dáng và các góc độ của máng đựng thức ăn được dùng để thử nghiệm tìm ra độ chính xác lượng thức ăn cung cấp. (Kiểu góc 90 độ; 75 độ; 60 độ)
|
Lượng thức ăn trong máng thí nghiệm là 0.9 kg, 1.8kg, 2.7kg, 3.6kg, 4.5kg, nguyên liệu sử dụng để nghiên cứu là ngô và đậu nành. Thức ăn từ ống dẫn rơi từ từ vào hộp, nếu muốn tăng lượng thức ăn cung cấp thì phải điều chỉnh cho phù hợp sự lắp đặt đó.
Đồ dùng đựng thức ăn được sử dụng nhiều ở trại phối theo hình dạng hộp (box). “Trường hợp thí nghiệm theo hình dạng này thì điều quan trọng cần phải xác minh là các góc của đồ chứa thức ăn này có ảnh hưởng thế nào đến lượng cung cấp thực tế?” - nhóm nghiên cứu kết luận.
Dù các thùng đựng thức ăn đó đều có các góc cạnh giống nhau thì cũng xảy ra trường hợp phải điều chỉnh sự chênh lệch giữa lượng thức ăn đã được định lượng sẵn và lượng cung cấp thực tế. Điều chỉnh lượng thức ăn theo ý đồ nhà chăn nuôi thì có thể cho heo nái ăn với một lượng phù hợp với thể trạng của nó. Tuy nhiên khi các góc của máng đựng thức ăn không đồng đều thì khó có thể kiểm tra chính xác được lượng thức ăn chảy ra. Bởi vì tùy theo vị trí trong chuồng heo mà có sự chênh lệch về lượng thức ăn chảy ra ở các góc. Vấn đề ở chỗ lượng thức ăn cung cấp thực tế ít hơn hay nhiều hơn lượng đã được ấn định sẵn trong hệ thống.
Quan sát hình 2, ở thí nghiệm này lượng cung cấp thực tế khi lắp đặt máng đựng thức ăn có góc vuông sẽ nhiều hơn so với kiểu lắp đặt góc khác. Lượng thức ăn có ảnh thế nào với lượng thức ăn rơi xuống.
Trường hợp ảnh hưởng đến kết quả nhân giống của heo nái là trường hợp góc của máng đựng thức ăn nhỏ hơn 90 độ. Trường hợp này, thí nghiệm cho thấy lượng thức ăn được ấn định sẵn phải nhiều thì lượng cung cấp thực tế mới chảy nhiều xuống được. Chẳng hạn, nếu máng thức ăn hình hộp đồng đều các góc độ thì nhà chăn nuôi có thể cung cấp cho heo lượng thức ăn phù hợp nhưng thực tế thì rất khó duy trì đồng đều các góc độ. Đặc biệt ở những trại nuôi heo giống hoạt động trong thời gian được từ 10~15 năm thường hay phát sinh vấn đề như vậy. Ở những trang trại lâu năm như vậy việc duy trì chính xác các góc đồng dạng của máng thức ăn vô cùng khó khăn. Hầu như không có trại nuôi heo nào điều chỉnh được vị trí góc vuông như ban đầu được.
2. Điều chỉnh lượng thức ăn rơi xuống
Nhóm nghiên cứu tới một nông trại đã phát hiện thấy rằng trường hợp các góc của thùng chứa thức ăn không đồng dạng với nhau thì lượng cung cấp thức ăn thực tế có chênh lệch lớn ngoài sự suy đoán. Đa số các nhà chăn nuôi không nắm rõ được lượng thức ăn chảy ra chính xác là bao nhiêu. Thậm chí, họ còn tin rằng hệ thống cung cấp thức ăn ở trang trại của mình bảo đảm sự cân bằng giữa lượng ấn định và lượng thức ăn chảy ra. Nếu họ đo được lượng thức ăn chảy xuống có lẽ họ sẽ thay đổi liều lượng thức ăn cho hợp lý hơn.
Tuy vậy, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh: “Các nhà chăn nuôi vẫn cho rằng lượng thức ăn của hệ thống phân phối trong trang trại của mình tất cả đều chảy ra một lượng như nhau ở các ống dẫn”.
3. Lượng thức ăn chảy xuống không đồng đều
Điểm quan trọng mà các nhà chăn nuôi cần lưu ý là tùy theo chủng loại của máng đựng thức ăn nên rõ ràng có sự chênh lệch lượng theo tính năng của từng loại. Mới đây, nhóm nghiên cứu của trường Đại học KSU đã sử dụng thùng đựng thức ăn hình tròn để thử nghiệm độ chính xác lượng thức ăn cung cấp cho heo.
Hình 3: thùng đựng thức ăn hình tròn |
Tokach nói: “Hiện nay, hầu hết các công ty sản xuất ra hệ thống cung cấp thức ăn chủ yếu đều tung ra thị trường các sản phẩm mới kiểu hình tròn, thực tế thì kiểu dáng này có tính năng tốt và đem lại hiệu quả cao, bảo đảm tính chính xác lượng thức ăn cần thiết cung cấp cho heo”. Máng thức ăn kiểu hình tròn có khả năng cung cấp lượng thức ăn đều đặn, và có thể thay đổi góc độ từ 75 ~ 95 độ, dù ở góc độ nào thì lượng thức ăn chảy ra cũng đồng đều và chính xác. Kiểu dáng này đã có sự cải tiến lớn, phù hợp cho hệ thống cung cấp thức ăn ở trại heo nái.
Kiểu hình hộp thì giá rẻ hơn chừng 1~2 đô-la nhưng theo kết quả thí nghiệm thì rõ ràng thùng đựng thức ăn hình tròn có nhiều ưu thế hơn và đáp ứng được độ chính xác để cung cấp thức ăn cho heo theo thể trạng của từng đàn. Đối với trại nái đẻ cũng vậy, chắc chắn độ chính xác và liều lượng bảo đảm ổn định hơn so với kiểu hình hộp. (hình 4)
Hình 4: Hệ thống máng thức ăn dùng cho heo đang nuôi con bú |
Hệ thống máng thức ăn dùng ở các chuồng nái mang thai, heo nghỉ đẻ, heo nuôi con bú đều thích hợp với kiểu hình tròn. Tokach nói: “Chúng ta hãy hình dung và so sánh thì thấy kiểu hình tròn nhỏ hơn so với hình hộp, và dù ở kiểu hình tròn có các góc độ khác nhau thì lượng thức ăn chảy ra cũng không chênh lệch nhiều. Đó là một trong những ưu điểm của kiểu hình tròn. Đồng thời, dù có lựa chọn hệ thống cung cấp thức ăn thế nào thì hãy chọn kiểu dáng sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của trang trại mình và đồ dùng đựng thức ăn ấy bảo đảm duy trì ổn định lượng thức ăn chảy ra và đáp ứng được nhu cầu thức ăn theo thể trạng của heo. Như vậy, sẽ đạt được hiệu quả chăn nuôi cao và tiết kiệm được thời gian và chi phí”.
Nhóm nghiên cứu của KSU dự định sẽ tổ chức hội thảo chuyên đề và báo cáo tổng hợp kết quả thí nghiệm đã thu được.
Biên dịch: Heo Team
Theo National Hog Farmer
Receive articles via Email!