Chứng Rối Loạn Xương Hông Ở Chó
GIỚI THIỆU CHUNG
Cấu tạo xương hông bình thường trên chó. |
GIẢI PHẪU KHỚP XƯƠNG HÔNG (BÌNH THƯỜNG)
Xương chậu của chó được cấu tạo bởi 3 xương: xương cánh chậu, xương háng và xương ngồi. Cả 3 xương này kết hợp với nhau hình thành nên ổ khớp gọi là ổ cối.
Lồi cầu trên của xương đùi khớp với xương chậu ở ổ cối và được giữ cố định bằng dây chằng. Khớp nối giữa đầu trên của xương đùi và ổ cối gọi là khớp chậu- đùi.
Đầu của xương đùi và mặt trong của ổ cối được bao bọc bởi một lớp sụn. Chính nhờ có sụn bao bọc nên khớp giữa giữa đầu trên của xương đùi và mặt trong của ổ cối rất khít nhau. Hơn thế, trong xoang khớp luôn luôn có một chất hoạt dịch làm cho mặt khớp luôn được bôi trơn, khớp vận động rất dễ dàng.
Lồi cầu trên của xương đùi khớp với xương chậu ở ổ cối và được giữ cố định bằng dây chằng. Khớp nối giữa đầu trên của xương đùi và ổ cối gọi là khớp chậu- đùi.
Đầu của xương đùi và mặt trong của ổ cối được bao bọc bởi một lớp sụn. Chính nhờ có sụn bao bọc nên khớp giữa giữa đầu trên của xương đùi và mặt trong của ổ cối rất khít nhau. Hơn thế, trong xoang khớp luôn luôn có một chất hoạt dịch làm cho mặt khớp luôn được bôi trơn, khớp vận động rất dễ dàng.
(1) sự loạn sản của các tế bào xương và tế bào sụn,
(2) chấn thương hoặc
(3) các bệnh mắc phải như viêm xương khớp, thấp khớp v.v...
Xương hông bình thường để so sánh. |
Xương hông bị loạn sản. |
GIẢI PHẪU KHỚP XƯƠNG HÔNG (LOẠN SẢN)
Khi xảy ra tình trạng loạn sản ở xương hông, thường xuất hiện 2 tình trạng bất thường:
- Đầu trên của xương đùi không được “ôm” khít bởi ổ cối, xoang khớp trở nên nông. Do vậy, liên kết ở khớp ổ cối trở nên lỏng lẻo hơn.
- Đầu trên của xương đùi và mặt trong của ổ cối mất đi tính trơn nhẵn và tròn, trở nên xù xì. Vì vậy, khi khớp vận động sẽ có sự cọ xát giữa đầu trên xương đùi và mặt trong ổ cối (hay tăng lực ma sát giữa các xương).
Phản ứng của cơ thể trước những biến đổi tại khớp chậu- đùi diễn ra theo một số cách. Đầu tiên, có sự sản sinh lớp tế bào sụn mới để thay thế. Tuy vậy, quá trình tu sửa lớp sụn này diễn ra một cách chậm chạp bởi tuần hoàn máu tới tổ chức sụn và xương ít phát triển.
Hậu quả là khớp bị thoái hóa do sự chà xát giữa các đầu xương, khớp không còn khả năng chịu đựng sức nặng của cơ thể. Quá trình viêm, tổn thương lớp sụn và phản ứng đau cứ thế tiếp diễn, dẫn tới tổn thương ở khớp ngày càng trầm trọng.
Tình trạng khớp biến dạng có thể tiến triển ngày càng trầm trọng hơn hoặc duy trì ở tình trạng không biến đổi. Kết quả chụp X quang vùng xương chậu- đùi có thể rất tốt và chó chưa từng có biểu hiện đau hoặc kết quả chụp X quang cho thấy có sự thoái hóa và chó hầu như không có biểu hiện bệnh lý. Tình trạng của xương hông chỉ là một nhân tố giúp xác định mức độ tổn thương mở rộng trong đó loạn sản xương gây nên các cơn đau hoặc ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Trong trường hợp tình trạng loạn sản xương tiến triển ở thể nhẹ hoặc trung bình thường gây ra ảnh hưởng thứ phát tới biến đổi mặt khớp
Những giống chó to lớn thường hay mắc chứng loạn sản xương hông như: Cocker spaniels, Shetland sheepdogs. Mèo cũng có thể mắc chứng bệnh này, đặc biệt là giống Siamese.
Để tránh những cơn đau, chó mắc bệnh thường lười vận động mạnh như chạy, nhảy hoặc di chuyển gần như đồng thời hai chân sau (bunny hopping), thậm chí không thể đứng trên hai chân sau. Kéo theo sự bất bình thường trong khả năng vận động của chi sau, các vấn đề về cột sống, khuỷu chân sau, mô mềm bắt đầu phát triển.
Chứng loạn sản xương đùi ở chó cũng thường xảy ra ở hầu hết những giống chó có khối lượng trung bình như German Shepherd, Labrador, Golden retriever, Rottweiler, Mastiff; nhưng cũng có thể xảy ra ở những giống chó nhỏ như Spaniel (tình trạng bệnh nhẹ hơn).
TRIỆU CHỨNG
Chó đứng lên rất khó khăn sau khi nghỉ, miễn cưỡng vận động, vận động gần như đồng thời hai chân sau hoặc có các biểu hiện bất thường về hình dáng khác, đi lại khập khiễng, đau, rất khó khăn để đứng bằng hai chân sau khi đứng hay nhảy hoặc đi lên cầu thang; khớp chậu đùi bị lệch vị trí, teo cơ rõ rệt ở vùng đùi.
Trên hình ảnh chụp X quang cho thấy rõ tình trạng thoái hóa của xương hông. Tuy vậy, ở một số chó, có thể khi chụp X quang không phát hiện được sự tổn thương của xương hông cho tới khi chó được 2 tuổi. Thêm vào đó, rất nhiều chó mắc chứng loạn sản xương hông không biểu hiện triệu chứng lâm sàng; ngược lại một số chó lại có biểu hiện bệnh rất rõ trước 7 tháng tuổi, một số khác lại không có bất cứ biểu hiện bệnh lý về tình trạng loạn sản xương hông nào cho đến khi chó trưởng thành.
Cũng cần lưu ý rằng, tình trạng loạn sản xương hông có thể nhẹ hoặc nặng; có thể tiến triển ngày một xấu đi hoặc duy trì ở một tình trạng nhất định; phản ứng tu sửa tổn thương tại khớp chậu- đùi có thể diễn ra yếu hoặc mạnh ở từng cá thể. Từng cá thể lại có khối lượng cơ thể khác nhau, vì thế, những giống chó nhỏ rất ít vận động mạnh sẽ có cường độ vận động khớp chậu- đùi hoàn toàn khác với những giống chó to lớn ưa vận động. Ở một số chó, tình trạng bệnh lý tiến triển và biểu hiện triệu chứng sớm, một số khác có thể không bao giờ có những triệu chứng bất thường nào.
CHẨN ĐOÁN
Kỹ thuật chẩn đoán truyền thống là X quang và test kiểm tra cho điểm (hip scoring test). Tuy vậy, hai phương pháp trên chỉ có thể thực hiện ở một độ tuổi thích hợp, cần kiểm tra lại khi chó trưởng thành. Lưu ý: nếu thực hiện các phương pháp chẩn đoán trên khi chó còn non sẽ không thấy bất kỳ dấu hiệu nào.
Do chứng loạn sản xương hông liên quan tới đặc tính di truyền vì vậy cần phải thực hiện test kiểm tra cho điểm về tình trạng xương hông ở chó bố mẹ (trước khi mua chó con hay trước khi cho phối giống). Ngoài yếu tố di truyền, đôi khi xảy ra trường hợp chứng loạn sản xương hông có thể xảy ra ở những chó mà bố mẹ chúng cho kết quả test tình trạng xương hông hoàn toàn bình thường.
Hiện có một số hệ thống tiêu chuẩn hóa để phân loại tình trạng loạn sản xương hông: Orthopedic Foundation for Animals/OFA, PennHIP, Bristish Veterinary Association/BVA. Một số test thuộc quy trình chẩn đoán trên đòi hỏi phải vận động khớp chậu- đùi tới vị trí xác định để chụp được phim X quang rõ tình trạng của khớp. Vì lý do vận động khớp như vậy sẽ gây đau đớn cho chó và phải giữ nguyên vị trí cho đến khi chụp được ảnh rõ nét nên người ta thường gây mê cho chó trước khi thực hiện thủ thuật chẩn đoán.
Hiện có một số hệ thống tiêu chuẩn hóa để phân loại tình trạng loạn sản xương hông: Orthopedic Foundation for Animals/OFA, PennHIP, Bristish Veterinary Association/BVA. Một số test thuộc quy trình chẩn đoán trên đòi hỏi phải vận động khớp chậu- đùi tới vị trí xác định để chụp được phim X quang rõ tình trạng của khớp. Vì lý do vận động khớp như vậy sẽ gây đau đớn cho chó và phải giữ nguyên vị trí cho đến khi chụp được ảnh rõ nét nên người ta thường gây mê cho chó trước khi thực hiện thủ thuật chẩn đoán.
Theo petsurgery.com (cơ sở khám chữa bệnh thú y ở California), những tình trạng sau cũng có những biểu hiện triệu chứng giống như chứng loạn sản xương hông:
• Cauda equina syndrome
• Dây chằng chéo của hộp sọ bị đứt
• Cranial (thuộc sọ) (anterior_ ở phía trước) cruciate (hình chữ thập, chéo hình chữ thập) ligament (dây chằng) tears
• Viêm khớp chân sau
• Other rear (phía sau, đằng sau) limb arthritic (chứng viêm khớp) conditions
Tổ chức này cũng nói thêm rằng: "Triệu chứng lâm sàng của chứng loạn sản xương hông rất hiếm. Thông thường, chỉ thấy tình trạng chó đi khập khiễng ở mức nhẹ đến trung bình, tình trạng này có thể tiến triển xấu đi bất ngờ. Những chó bị đứt dây chằng chéo hộp sọ có triệu chứng điển hình là co chân (leg up)_ không thấy trong chứng loạn sản xương hông. Những chó tổn thương xương sống thường kéo lê ngón chân khi đi và có dáng của cơ thể không bình thường, yếu chân sau. Nếu xảy ra tổn thương đĩa đệm đốt sống, chó sẽ rất đau. Một số tình trạng thoái hóa tủy sống, chó thường không có bất kỳ biểu hiện đau nào”.
Cũng cần lưu ý rằng, trong tình trạng bị đau ở chân trước, chó cũng có những phản ứng “làm bù” như vận động chân sau khác thường, đặc biệt trong các chứng bệnh viêm khớp, viêm xương sụn (osteochondritis) hoặc loạn sản xương bả vai, khuỷu tay cũng như tình trạng đau ở khuỷu chân sau, chảy máu ở tủy sống. Do vậy, lưu ý rất quan trọng phải loại trừ những tình trạng bệnh lý ở khớp, xương trước khi kết luận chó mắc chứng loạn sản xương hông.
Lưu ý rằng, chứng loạn sản xương hông có thể đã xảy ra một cách âm thầm khi chó được vài tháng tuổi. Những chó này lớn lên cùng với đau kéo dài (chronic pain) và “thích nghi” với tình trạng này. Vì thế, rất khó thấy chó có biểu hiện đau hoặc kêu rên do đau. Thỉnh thoảng chó có thể ngồi sụp xuống khi đi một cách bất thường; thậm chí chó không chịu đi hay không chịu leo trèo. Khó khăn rằng, những biến đổi bất thường này lại là triệu chứng không đặc trưng: ví dụ chân chó bị các vật nhọn đâm, đau cơ tạm thời v.v… Chính vì vậy, phát hiện biểu hiện đau ở chó thường ít có ý nghĩa trong việc nghi ngờ chứng loạn sản xương hông ở chó.
ĐIỀU TRỊ
Không có liệu pháp điều trị triệt để chứng loạn sản xương hông của chó; tuy vậy, có rất nhiều liệu pháp điều trị triệu chứng. Điều trị chủ yếu nhằm mục đích hỗ trợ nâng cao tình trạng khỏe mạnh cho chó. Cần lưu ý, do chứng loạn sản xương hông có tính bẩm sinh vì vậy tình trạng bệnh lý có thể thay đổi. Cũng vì lý do trên, cần điều chỉnh liệu pháp điều trị. Những chó mắc bệnh ở trạng thái bệnh lý nhẹ, rất cần điều trị triệu chứng để tăng cường sức đề kháng của cơ thể với phản ứng viêm ở khớp chậu- đùi và phản ứng đau của toàn thân.
Trong trường hợp các liệu pháp điều trị không thể làm giảm triệu chứng bệnh, phẫu thuật là biện pháp điều trị được lựa chọn. Có hai loại phẫu thuật: (1) tạo hình lại khớp giúp cho sự vận động bình thường, linh hoạt của khớp; (2) thay thế hoàn toàn xương hông bị phá hủy bằng xương hông nhân tạo và ổ khớp nhân tạo.
Không can thiệp bằng phẫu thuật:
Liệu pháp điều trị này gồm 3 thành tố: hạn chế khối lượng, bài tập vận động và dùng thuốc. Các bài tập vận động phù hợp có tác dụng kích thích sự phát triển của các tế bào sụn, đồng thời giảm tốc độ thoái hóa xương (nếu tập luyện quá mức sẽ phản tác dụng). Tập cho chó đi lại thường xuyên trong giai đoạn đầu của tình bệnh sẽ ngăn ngừa tình trạng teo cơ vùng hông và vùng đùi.
Dùng thuốc: kháng viêm, giảm đau (không có bản chất steroid) non- steroidal anti- inflammatory drug (NSAID). Các dạng dược phẩm NSAID thường dùng gồm: carprofen (tên thương mại Rimadyl), meloxicam (tên thương mại Metacam). Cũng sử dụng các Tepoxalin (tên thương phẩm Zubrin) và prednoleucotropin (PLT, gồm hai thành phần cinchophen và prednisolone). Hết sức thận trọng do tác dụng dược lý của nhóm thuốc NSAID không giống nhau giữa các giống chó.
Cần bổ sung dưỡng chất có chứa glucosamine nguyên liệu cần thiết cho quá trình tu sửa vết thương tại khớp. Phải mất khoảng 3-4 tuần (sau khi sử dụng) mới thấy được hiệu quả của glucosamine. Do vậy, thời gian sử dụng glucosamine trên thực tế ít nhất khoảng 3- 5 tuần trước khi kết luận dùng glucosamine có hiệu quả hay không. Lưu ý: glucosamine không phải là một loại thuốc, nó đóng vai trò là nguyên liệu cho quá trình hình thành tế bào sụn.
Nếu có thể, có thể dùng thử nhiều loại thuốc kháng viêm khoảng 4- 6 tuần. Do mỗi cá thể thích hợp với một loại thuốc kháng viêm. Vì thế, một loại thuốc kháng viêm này không hiệu quả, bác sỹ thú y sẽ đổi thuốc, mỗi loại sử dụng trong vòng 2- 3 tuần trước khi kết luận thuốc kháng viêm có tác dụng hay không có tác dụng đối với mỗi cá thể.
Carprofen, cũng như những thuốc kháng viêm khác an toàn với hầu hết động vật. Rất hiếm khi thấy tác dụng phụ gây chết đột ngột do trúng độc gan. Do vậy, khi sử dụng thuốc kháng viêm cần xét nghiệm máu định kỳ hàng tháng (ít nhất là 2 lần/năm) để xác định chó không có những rối loạn chức năng sinh lý trong quá trình điều trị.
Can thiệp bằng phẫu thuật:
Trong trường hợp liệu pháp điều trị bằng thuốc không có tác dụng, cần tới giải pháp phẫu thuật: “sửa” khớp, thậm chí thay hoàn toàn.
Phẫu thuật “Đại tu” khớp chậu- đùi bao gồm:
(1) cắt đầu của xương đùi, tạo hình hoặc thay thế;
(2) chỉnh sửa ổ cối_ trong giai đoạn đầu của bệnh;
(3) thay thế hoàn toàn khớp chậu- đùi.
Cần nhấn mạnh rằng, can thiệp bằng phẫu thuật rất có hiệu quả, nhưng đối với những chó to lớn, do khớp luôn luôn chịu tác động của khối lượng cơ thể nên phẫu thuật ít đem lại hiệu quả cao.
Giapvet. Bản dịch từ Wikipedia, the free encyclopedia http://en.wikipedia.org/wiki/Hip_dysplasia_(canine)
Receive articles via Email!