Bệnh Cảm Nắng, Cảm Nóng Trên Gia Súc | Vetshop VN


Bệnh Cảm Nắng, Cảm Nóng Trên Gia Súc

Post by: | date: 18.3.13 Bình luận cho bài viết! | Print

Mùa hè, thời tiết thường nắng nóng, nhiệt độ môi trường lên cao, việc thải nhiệt của cơ thể gia súc bị cản trở, dẫn đến thân nhiệt gia tăng quá mức dễ gây ra bệnh cảm nắng; bệnh thường sảy ra đối với trâu, bò. Xin giới thiệu để cho người chăn nuôi biết cách phát hiện, phòng và điều trị bệnh cảm nắng, cảm nóng.



Nguyên Nhân Gây Bệnh:
  • Do gia súc làm việc, chăn thả dưới trời nắng gắt, ánh nắng chiếu vào cơ thể trong thời gian lâu, đặc biệt vào vùng gáy, vào đầu.
  • Do nhốt gia súc ngoài trời nắng, chuồng nuôi nhốt chật trội hoặc vận chuyển trong điều kiện thời tiết oi, bức, không khí nóng ẩm, cơ thể không toả nhiệt nhiệt làm cho thân nhiệt gia súc tăng bất thường, gây rối loạn trung tâm hô hấp, tuần hoàn.

1. BỆNH CẢM NẮNG

a. Triệu chứng

  • Sốt cao 41 -420C
  • Da khô, niêm mạc mắt xung huyết (đỏ)
  • Nhịp tim, nhịp hô hấp tăng
  • Con vật co biểu hiện co giật

b. Điều trị

  • Đưa con vật vào chỗ râm mát, sau đó thụt nước lạnh vào trực tràng và tháo ra liên tục.
  • Vẩy nước mát lên thân và quạt nhẹ.
  • Nếu con vật co giật, điên loạn khó thở thì trích máu tĩnh mạch cho chảy ra để tránh xung huyết mô và phù phổi.
  • Dùng thuốc: + Truyền Natri bi Các-bon-nát (NaHCO3) 500ml
+ Cho uống nước hòa lẫn Natri bi Các-bo-nát vào mùa nóng
  • Cho uống 5 lít trà xanh pha đường (Cách pha: hãm 100 gam chè khô hoặc 500 gam tươi với 1 lít nước sôi. Dùng 500 gam đường hoặc mật pha với 4 lít nước sạch, trộn vào nhau cho uống) sẽ giúp con vật hồi phục nhanh.

2. BỆNH CẢM NÓNG

a.Triệu chứng

Con vật ủ rũ, bỏ ăn, sốt cao 40-42oC

b. Điều trị

  • Đưa con vật tới nơi thoáng mát
  • Có thể phun nước lạnh để làm mát bên ngoài cơ thể con vật
  • Cho con vật uống thuốc điện giải Orezon, dung dịch đường Glucoza đẳng trương.... càng nhiều càng tôt
  • Tiêm thuốc hạ sốt và thuốc trợ tim, trợ sức, trợ lực:
                Anagin 1ml/20kgP
                Cafein 1ml/20kgP
                B-comlex, Vitamin C
Ngoài ra có thể truyền dung dịch NaHCO3 (500-1000ml)

PP điều trị  bằng cứu lá ngải
PP điều trị  bằng cứu lá ngải

PP điều trị  bằng cứu lá ngải

Phòng bệnh:

  • Trong mùa hè: Không chăn thả hoặc để gia súc làm việc ngoài trời nắng gắt trong thời gian lâu; Mật độ chuồng nuôi vừa phải, cần đảm bảo độ thông thoáng, nên sử dụng vật liệu ít hấp thụ nhiệt để làm mái (mái ngói, mái lá...).
  • Luôn luôn đảm bảo cho gia súc uống đủ nước mát, sạch và được tắm mát hàng ngày.
  • Khi nhiệt độ thời tiết quá cao, không nên cho gia súc ăn no.
  • Khi vận chuyển gia súc: xe phải có mái che và nên vận chuyển lúc trời dâm, mát; thành thùng xe làm chấn song để tăng độ thông thoáng.



Receive articles via Email!

In bài nàyPrint Download post as *.pdfDownload post as *.pdf


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y