Bệnh Do Chlamydia Trên Mèo | Vetshop.VN


Bệnh Do Chlamydia Trên Mèo

Đăng bởi: | ngày: 26.3.15 Bình luận cho bài viết! | In bài này
Chlamydia hiện diện trong tế bào vật chủ.
Chlamydia hiện diện trong tế bào vật chủ.

1. Nguyên nhân gây bệnh

Giống Chlamydophila thuộc bộ Chlamydiales và họ Chlamydiaceae. Chlamydiae kí sinh nội bào bắt buộc chứa đồng thời hai loại acid nucleic, thường là vi khuẩn gram âm. Chúng nhân lên bằng cách phân đôi từ màng tế bào và tế bào chất của tế bào chủ. Chu kỳ phát triển qua hai hình thái: Thể căn bản (Elementary body- EB):
có hình tròn, hầu như không diễn ra quá trình trao đổi chất, kích thước khoảng 300nm và có tính cảm nhiễm cao. EB hoạt động chui qua màng tế bào vào trong, quá trình trao đổi chất diễn ra rất mạnh, EB lớn lên chuyển thành các thể lưới (Reticulate body- RB). Thể lưới có dạng hình cầu, đường kính khoảng 800 -1000nm, chúng nhân đôi liên tiếp trong vòng 24 giờ và đến 48 - 72 giờ, nguyên sinh chất của RB đã đầy ắp EB, làm vỡ tế bào, giải phóng ra các EB tự do tiếp tục xâm nhập vào tế bào khác. Vòng đời của Chlamydia lại tiếp tục.

Hình 1: Sơ đồ nhân lên của Chlamydia
Hình 1: Sơ đồ nhân lên của Chlamydia
Họ Chlamydiaceae đã được chia thành hai giống: Chlamydia và Chlamydophila


Bảng 1: so sánh giữa các phân lớp của Chlamydophila và Chlamydia
Bảng 1: so sánh giữa các phân lớp của Chlamydophila và Chlamydia

2. Dịch tễ học

Chlamydiae tồn tại ở mắt, cơ quan hô hấp, tiêu hóa (GI), và niêm mạc sinh dục. Chúng không thể sống trong môi trường tự nhiên được. Chúng gây nhiễm trùng trên nhiều vật chủ khác nhau. Chúng lây lan trực tiếp giữa vật chủ thông qua tiếp xúc hoặc khí dung và chúng chỉ tồn tại trong vài ngày ở nhiệt độ phòng. Miễn dịch đối với loài này liên quan đến cơ chế tế bào và nội tiết tố. Khuynh hướng chung của loài này là gây bệnh mãn tính, nhiễm trùng tái phát hoặc nhiễm trùng tiềm ẩn.

Mèo

Mèo 2 - 6 tháng tuổi có khả năng bị nhiễm Cp. felis như mèo 1 năm tuổi. Sau đó, tỉ lệ nhiễm giảm, và mèo lớn hơn 5 tuổi là rất khó có thể bị nhiễm Cp. felis. Mèo dưới 8 tuần tuổi ít có khả năng bị nhiễm bệnh, có lẽ nhờ vào miễn dịch thụ động từ việc bú mẹ.

Mèo con sơ sinh bị nhiễm do truyền lây từ niêm mạc sinh dục của mẹ trong quá trình sinh đẻ. Ở mèo trưởng thành, sự lây truyền này do tiếp xúc trực tiếp hoặc qua không khí. Việc truyền lây qua giao phối được xác định trên những loài vật chủ khác nhưng chưa tìm thấy trên mèo. Tỉ lệ nhiễm Chlamydophila cao hơn trong những tháng hè.

Chó

Rất ít thông tin về dịch tễ học của nhiễm trùng Chlamydia trên chó.

3. Sinh bệnh học

Mèo

Mèo bị nhiễm Cp. felis có các biểu hiện ở đường hô hấp trên như sốt, chảy nước mắt và hắt hơi. Xuất hiện viêm kết mạc đồng thời chảy nước mắt. Biểu hiện dễ thấy nhất là viêm kết mạc hoặc viêm màng nháy. Sau khi gây viêm kết mạc, chúng có thể lây lan sang nhiều mô khác nhau bao gồm amiđan, phổi, gan, lá lách, đường tiêu hóa và thận.

Nhiễm Cp. felis thường trở thành mãn tính và mang trùng.

Phản ứng sốt trong bệnh chlamydiosis có liên quan đến chlamydemia và giai đoạn phản ứng cấp tính do việc tiết interleukin (IL)-1, IL- 6, yếu tố hoại tử khối u và interferon.

4. Biểu hiện lâm sàng

Mèo

Chlamydiae là một trong những nguyên nhân gây các biểu hiện về mắt, mũi và viêm đường hô hấp dưới ở mèo; trong đó các dấu hiệu về mắt chiếm ưu thế. Thường thấy là viêm kết mạc cấp tính, mãn tính hay tái phát và đôi khi thêm các dấu hiệu hô hấp. Dấu hiệu lâm sàng là sung huyết giác mạc, viêm tròng trắng mắt, blepharospasm, chảy mủ và chảy máu mắt.

Hình 2: Mèo bị viêm kết mạc mắt
Hình 2: Mèo bị viêm kết mạc mắt

Chó

Nhiều báo cáo chỉ ra rằng sự hiện diện của chlamydiae ở chó gây nhiều dấu hiệu lâm sàng như sưng hạch bạch huyết, viêm khớp và viêm đa khớp, sừng hóa giác mạc, vô sinh và viêm não.


Hình 3: Mắt chó bị sừng hóa giác mạc
Hình 3: Mắt chó bị sừng hóa giác mạc

5. Chẩn đoán

Nuôi cấy

Trước đây, nuôi cấy được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán Chlamydia, nhưng ngày nay nuôi cấy thường được thực hiện trong nghiên cứu. Bệnh phẩm thường lấy từ mèo: swab kết mạc, dịch mũi và hầu họng, swab trực tràng và âm đạo.

Nhuộm Giemsa

Dịch hoặc mẫu kết mạc cho lên lam kính, để khô tự nhiên, cố định mẫu bằng acetone trước khi nhuộm. Quan sát thể vùi trong tế bào đường kính 10 μm, tiểu thể hạt ưa kiềm trong hoặc ngoài tế bào.

ELISA

Kỹ thuật ELISA có thể phát hiện trực tiếp kháng nguyên trong các mẫu bệnh phẩm.
Kỹ thuật ELISA có độ nhạy và độ đặc hiệu thấp hơn so với nuôi cấy tế bào, phương pháp FA trực tiếp, và PCR để phát hiện lây nhiễm trên mèo.

Thử huyết thanh học

Xét nghiệm kiểm tra hàm lượng kháng thể kháng chlamydiae trong huyết thanh mang lại hiệu quả trong chẩn đoán nhưng còn hạn chế trong việc xác định nhiễm trùng vì hiệu giá kháng thể IgG tăng có thể thay đổi hoặc kéo dài, và hiệu giá kháng thể IgM tăng không ổn định.

Kỹ thuật PCR

Phương pháp này cho kết quả nhanh chóng và có độ nhạy cao và có thể phân biệt các giống từ nuôi cấy hoặc các mô bị nhiễm. PCR có thể phân biệt giữa loài Chlamydiaceae.

6. Điều trị bệnh

Bảng 2: Thuốc kháng sinh được sử dụng trong điều trị nhiễm chlamydia.
Bảng 2: Thuốc kháng sinh được sử dụng trong điều trị nhiễm chlamydia.

Uống doxycycline 5- 10 mg / kg hai lần mỗi ngày trong 3 đến 4 tuần hoặc liều 10 mg / kg mỗi ngày một lần đều thấy hết các triệu chứng lâm sàng ở hầu hết mèo.

Tetracycline cũng liên quan tới nhiễm độc gan hoặc ố răng. Tuy nhiên, doxycycline hiếm khi gây đổi màu răng do giảm gắn kết với canxi. Thuốc mỡ tetracycline cho đáp ứng tốt với viêm mắt khi sử dụng 3 lần mỗi ngày, nhưng đã ghi nhận được trường hợp tái phát.

7. Phòng bệnh

Mèo con có kháng thể mẹ truyền sẽ bảo hộ chúng khỏi nhiễm Cp. felis đến 7-9 tuần tuổi. Cả hai loại vắc-xin sống và vắc- xin chết đều có thể bảo vệ mèo bệnh hô hấp do Chlamydia gây ra. Các loại vắc-xin được chỉ định cho những con mèo có nguy cơ nhiễm trùng mắc phải cao, chẳng hạn như mèo được nuôi trong trại có dịch chlamydiosis địa phương. Sự lây lan cũng được giảm bằng cách vệ sinh tốt, kiểm dịch, khử trùng .

SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
Chlamydophila trên mèo bị nghi ngờ là nguyên nhân gây ra nhiều trường hợp viêm kết mạc mắt ở người. Tuy nhiên, mối liên quan này vẫn chưa được chứng minh vì thiếu các phương pháp khoa học để định danh và phân lập vi khuẩn.

Trước đây, người ta cho rằng Chlamydophila có liên quan đến bệnh mèo cào ở người, nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy mối liên quan này là không chính xác vì phản ứng chéo giữa một số loài Chlamydophila và Bartonella khi kiểm tra huyết thanh học.

Sự truyền lây qua trung gian giữa các loài chlamydiosis trên gia cầm (bệnh vẹt, bệnh vitrus do chim, Cp. psittaci) từ gia cầm sang người là một minh chứng về mối liên quan giữa thú y và sức khỏe cộng đồng.

Cp. pneumoniae là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm phổi cộng đồng mắc phải ở người và cũng là nguyên nhân của bệnh mạch máu vành và não. Con người được cho là vật chủ, và không được biết là có lây nhiễm sang chó, mèo hay không. Tuy nhiên, tổn thương mạch máu ở người tương tự như nhiễm chlamydia ở chó. Ở người bệnh nhiễm trùng mãn tính với C. trachomatis có liên quan đến viêm khớp.


Nếu có copy bài, xin để lại một link sống về trang này. Xin cám ơn
Nguồn: Vetshop VN
Theo: Infectious Diseases of The Dog and Cat - 4th Edition (Lê Thị Ngọc Ngà dịch)
Để biết thêm thông tin truy cập http://www.greeneinfectiousdiseases.com

Đọc thêm: Bệnh Chlamydia, một nhiễm khuẩn sinh dục mới nổi lên, hay gặp nhưng dễ bỏ qua, ảnh hưởng đến sinh sản trên người


Đăng ký nhận bài viết qua Email!

In bài nàyIn bài này Tải xuống dạng PDFTải định dạng PDF


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop.VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y