Quy Trình Kiểm Tra Hàm Lượng Kháng Thể Newcastle | Vetshop.VN


Quy Trình Kiểm Tra Hàm Lượng Kháng Thể Newcastle

Đăng bởi: | ngày: 4.8.14 Bình luận cho bài viết! | In bài này
Gà bị nghẹo đầu trong bệnh Newcastle.
Gà bị nghẹo đầu trong bệnh Newcastle.
Newcastle virus là một trong số ít những mầm bệnh làm đau đầu các nhà khoa học cũng như gây thiệt hại to lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm thế giới kể từ khi nó xuất hiện vào năm 1927.

Hàng loạt các công trình nghiên cứu có giá trị được nhiều người chăn nuôi ứng dụng vào trong thực tế nhằm giúp kiểm soát mầm bệnh, giảm thiệt hại kinh tế do Newcastle gây ra. Trong số đó, “quy trình kiểm tra hàm lượng kháng thể Necastle” cũng là một trong số những nghiên cứu có tính ứng dụng cao.
Trong bài viết này, nhằm giúp người chăn nuôi hiểu rõ và vận dụng thành thạo hơn những kiến thức đó, chúng tôi sẽ giải thích rõ ràng các bước tiến hành kiểm tra hàm lượng kháng thể Newcastle trong thực tế.

Mục đích:

  • Kiểm tra hàm lượng kháng thể trong máu gà.
  • Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vaccine.

Nguyên tắc:

Sử dụng phương pháp ngưng kết hồng cầu với sự kết hợp của kháng nguyên, kháng thể.

Bước lấy mẫu máu:
Tùy thuộc vào mục đích và loại gà khác nhau mà thời gian lấy mẫu khác nhau:
  • Gà thịt: lấy lúc 28 – 30 ngày.
  • Gà đẻ: lấy lần 1 lúc 28 – 30 ngày tuổi, lần 2 lúc 23 – 24 tuần tuổi.

Quy trình lấy mẫu máu làm xét nghiệm.
Quy trình lấy mẫu máu làm xét nghiệm.

Một số lưu ý khi lấy mẫu máu

  • Cách lấy mẫu: Mẫu lấy sao cho đại diện được cho toàn đàn. Đối với những trang trại lớn, số mẫu càng nhiều thì độ chính xác càng cao. Tuy nhiên ta phải tính đến cả chi phí xét nghiệm, nên theo khuyến cáo ít nhất phải lấy đủ 20 mẫu.
  • Khi lấy, ta chia đều tổng số mẫu cho tổng diện tích chuồng nuôi sao cho các mẫu nằm trải đều khắp chuồng. Ví dụ: trang trại nuôi 5000 gà đẻ, có 2 dãy chuồng, ta cần lấy 20 mẫu. Ta lấy mỗi dãy 10 mẫu; trong đó, 3 mẫu đầu dãy, 4 mẫu giữa dãy và 3 mẫu cuối dãy.
  • Trong trường hợp không có ống đựng máu, ta dùng luôn xilanh hút máu để đựng máu.
  • Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là 2-8ºC, tuy nhiên trong thực tế, ta có thể bảo quản trong thùng cách nhiệt có đá khô.
  • Vận chuyển: tốt nhất ta nên vận chuyển mẫu đến phòng thí nghiệm càng sớm càng tốt, khuyến cáo không nên quá 24h.
Xem thêm: Chẩn Đoán Phân Biệt Bệnh Cúm Gia Cầm Với Newcastle

Quy trình kiểm tra trong phòng thí nghiệm

Quy trình kiểm tra trong phòng thí nghiệm

Phản ứng HA: (chuẩn bị đĩa đáy u loại 96 giếng)



Bước 5: Ủ ở nhiệt độ 20-25ºC trong 45 phút.
Bước 6: Đọc kết quả, HA dương tính sẽ xảy ra hiện tượng hồng cầu ngưng kết dưới đáy đĩa U.
Bước 7: Chuẩn bị kháng nguyên 8HA cho phản ứng tiếp theo.

Phản ứng HI: xác định mức hiệu giá kháng thể cho phép.




Bước 5: Chờ 45 phút tại nhiệt độ phòng (20-25ºC).
Bước 6: Thêm 50 µl hồng cầu 1% vào tất cả các lỗ, lắc nhẹ.
Bước 7: Chờ 45 phút tại nhiệt độ phòng (20-25ºC).
Bước 8: Đọc kết quả.

Nếu có xuất hiện hiện tượng ngưng kết hồng cầu ở đáy đĩa tức là phản ứng dương tính, hiện tượng ngưng kết xảy ra ở đâu ta sẽ đọc kết quả HI ở đó.

Như vậy, một khi đã nắm rõ trình tự các bước lấy mẫu máu, làm xét nghiệm cũng như cách đọc kết quả kiểm tra, chúng ta hoàn toàn có thể chủ động trong việc kiểm soát mầm bệnh Newcastle từ đó giảm thiểu tối đa những thiệt hại không đáng có.

Hoa Đá - VietDVM



Đăng ký nhận bài viết qua Email!

In bài nàyIn bài này Tải xuống dạng PDFTải định dạng PDF


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop.VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y