Sự Tương Tác Bệnh PRRS Và PVC2 Trong Trại Heo | Vetshop.VN


Sự Tương Tác Bệnh PRRS Và PVC2 Trong Trại Heo

Đăng bởi: | ngày: 29.9.13 Bình luận cho bài viết! | In bài này
Marian Porowski
Tomasz Stadejek 
Sự Tương Tác Giữa Bệnh PRRS Và PVC2 Trong Trại Heo
Bệnh tích trên phổi do PRRS và PCV2

Mô tả trại heo

Một trại mới thành lập ở miền nam Hà Lan với quy mô 900 nái, được nuôi từ khi đẻ đến khi xuất bán (PCV2 dương tính). Trại này tự cung cấp hậu bị thay đàn. Heo nái được tiêm các loại vaccine: Đóng dấu lợn, E.coli và Parvo. Heo con được cai ở 3 tuần tuổi. 

Dịch PRRS. 

Kiểm tra huyết thanh học định kỳ cho thấy trại này không bị nhiễm PRRS trong vòng 7 tháng. Sau đó, trên nái xảy ra các dấu hiệu về thành tích sinh sản kém. Tỉ lệ đậu thai giảm từ 89,3% xuống còn 62%, Heo con chết ngợp tăng từ 2,8% lên đến 6,4% (bảng 1a). Tỉ lệ thụ thai kém, xuất hiện giai đoạn chuyển hóa huyết thanh học, kết quả kiểm tra chẩn đoán phân biệt gián tiếp ELISA cho thấy heo bị nhiễm PRRS chủng châu Âu.


Bảng 1: Số liệu trước và sau khi xảy ra dịch PRRS
Bảng 1: Số liệu trước và sau khi xảy ra dịch PRRS

Hội chứng còi cọc sau cai sữa.

Heo còi cọc được đánh dấu
Heo còi cọc được đánh dấu
Sau khi heo nái xuất hiện dấu hiệu sinh sản kém 1 tháng, thì heo con giai đoạn 6-8 tuần tuổi bắt đầu có triệu chứng rối loạn hô hấp và tiêu hóa cấp mà không thuốc kháng sinh nào có tác dụng hiệu quả. Sau khi xuất hiện triệu chứng này một tháng thì tỉ lệ chết tăng từ 1,8% lên đến 4,5%. Đồng thời tỉ lệ heo còi cọc giai đoạn này cũng tăng từ 4% lên đến 7,9%. Mổ khám bệnh tích 4 con heo còi cọc ở tuần tuổi thứ 8 thì thấy hạch bạch huyết sưng to, gan sưng to, thận sưng to và nhạt màu. Khi kiểm tra mô bệnh phẩm thì thấy mức độ suy giảm của các hạch bạch huyết khác nhau và có sự thâm nhiễm mô bào ở cả 4 con. Khi sử dụng phương pháp lai tại chỗ (ISH) là sử dụng đoạn ADN đặc hiệu PCV2 để tìm thấy ADN của PCV2 thì thấy rất nhiều đoạn ADN của PCV2 trong các bệnh phẩm này. Khi kết hợp các triệu chứng lâm sàng và mô bệnh phẩm thì đủ cơ sở để xác định bệnh PMWS – Hội chứng còi cọc sau cai sữa.

Bảng 1b: Số liệu trước và sau khi xảy ra dịch PRRS
Bảng 1b: Số liệu trước và sau khi xảy ra dịch PRRS
Hình 1: Viêm phổi kẽ
Hình 1: Viêm phổi kẽ
Hình 2: Có chất lỏng trong xoang ngực
Hình 2: Có chất lỏng trong xoang ngực

Công cụ để kiểm soát

Sau khi trại bị PRRS thì ngay lập tức đàn nái và đàn hậu bị phải tạm ngưng hoạt động trong vòng 3 tháng để kiểm soát dịch tai xanh. Sau đó, chỉ những con hậu bị nào có kháng thể dương tính với PRRS thì mới cho nhập đàn. Những con hậu bị này phải được gây nhiễm PRRS ở giai đoạn nuôi thịt, thời gian gây nhiễm khoảng 3-4 tháng. Trước khi phối, phải kiểm tra huyết thanh để xác định sự chuyển hóa huyết thanh học.

Sau khi chẩn đoán trong trại bị Hội chứng còi cọc sau cai sữa thì nên làm các công việc sau:
  1. Cải thiện lại môi trường nuôi (không khí, nhiệt độ)
  2. Cải thiện lại khẩu phần ăn cho heo nái và heo cai sữa, tăng hàm lượng Vitamin E cho heo nái và heo con.
  3. Hạn chế ghép heo
  4. Sát trùng khô chuồng nái đẻ 2 ngày sau khi đẻ.
  5. Kéo dài thời gian heo con theo mẹ từ 21 ngày lên 26 ngày.
  6. Áp dụng cùng vào cùng ra ở heo cai sữa, nuôi thịt để vệ sinh, sát trùng chuồng trại một cách nghiêm ngặt
  7. Tách heo bệnh ra khỏi ô, để vừa cách ly vừa làm cho những con quá yếu chết đi một cách nhẹ nhàng
  8. Làm việc theo dòng chảy từ heo nhỏ nhất đến heo lớn nhất,mỗi khu vực phải có đồng phục và ủng riêng.

Hậu quả của PRRS 

Sau khi nhiễm PRRS, tỉ lê sẩy thai và tỉ lệ chết ở heo con theo mẹ vẫn ở mức tăng trong vòng 4 tháng. Sau khi nhiễm PRRS 2 tháng thì thiệt hại về tỉ lệ sinh sản là cao nhất, tỉ lệ sẩy thai lên đến 10,5%. Tỉ lệ thụ thai trong tháng liền kề trước khi bị dịch PRRS là 90%, sau khi nhiễm PRRS thì tỉ lệ đậu thai xuống còn 50% trong 3 tháng kế tiếp. Sau khi nhiễm 4 tháng thì tỉ lệ sẩy thai xuống còn 3,2% – có thể chấp nhận được nhưng tỉ lệ đậu thai vẫn còn thấp. Sau khi nhiễm PRRS 8 tháng thì tỉ lệ đậu thai khoảng 81,5% và duy trì ở mức này vài tháng sau đó.Tỉ lệ heo con bị chết ngợp cao nhất (8,2%) là sau 2 tháng heo bị nhiễm PRRS và nó tiếp tục tăng cho đến 7 tháng sau khi nhiễm. Tỉ lệ chết heo con theo mẹ tăng lên đến 13,1% sau khi nhiễm 2 tháng và trở lại trạng thái bình thường sau khi nhiễm 5 tháng.

Hậu quả của Hội chứng còi cọc sau cai sữa.

Khi heo bị Hội chứng còi cọc sau cai sữa thì nó chậm cải thiện. Giữa 3-6 tháng sau khi có dịch tai xanh, tỉ lệ chết ở heo cai sữa tăng từ 8,2% lên đến 20%, tỉ lệ heo còi cọc cũng lên đến 20%. Trong 4 tháng tiếp theo, vấn đề còi cọc trên heo cai sữa bắt đầu thuyên giảm và thậm chí không còn nữa.

Trong giai đoạn heo bị Hội chứng còi cọc sau cai sữa, thì heo giai đoạn nuôi thịt cũng bị ảnh hưởng ở độ tuổi 16 tuần tuổi.Tỉ lệ chết ở giai đoạn nuôi thịt tăng từ 3,1% trước khi xảy ra dịch PRRS lên đến 8,4% sau khi có dịch PRRS. Trước khi có dịch PRRS thì tỉ lệ còi cọc ở heo thịt chỉ có 2,5%, sau khi xảy ra dịch PRRS trong vòng 4 tháng thì tỉ lệ còi cọc lên đến 9,2%. Thành tích khu nuôi thịt giảm xuống trong vòng 10 tháng xảy ra dịch PRRS và sau giai đoạn này nó dần trở lại bình thường.

Kết quả theo dõi sơ đồ huyết thanh học của PRRS và PCV2:

Phân tích kết quả huyết thanh học sau khi xảy ra dịch PRRS một tháng thì thấy heo con theo mẹ bị nhiễm PRRS. 5 tháng sau thì thấy có sự chuyển hóa huyết thanh học ở xung quanh thời điểm cai sữa, và 9 tháng sau khi xảy ra dịch PRRS thì không có kháng thể ở heo con heo mẹ hay heo con cai sữa. Điều này có nghĩa là virus PRRS đã bị loại ra khỏi đàn nái và heo con của chúng cũng không bị nhiễm virus này. Tuy nhiên giai đoạn chuyển hóa huyết thanh học vẫn được xác định ở giai đoạn nuôi thịt, điều này có nghĩa virus PRRS vẫn còn lưu thông ở trong trại.

Bảng 2: Sơ đồ huyết thanh của PCV2
Bảng 2: Sơ đồ huyết thanh của PCV2
Điều thú vị là không tìm thấy sự thay đổi nào về lưu hành virus PCV2 ở giai đoạn 1 tháng sau khi nhiễm, 5 tháng sau khi nhiễm và 10 tháng sa khi nhiễm. Tại tất cả các thời điểm này, thì thời điểm chuyển hóa huyết thanh học sớm nhất là 7 tuần tuổi. Tuy nhiên, khi phân tích kết quả huyết thanh học thì cho thấy hàm lượng kháng thể PCV2 truyền cho heo con thông qua sữa đầu tăng theo thời gian. Bên cạnh đó, chuyển đổi huyết thanh học lúc 7 tuần tuổi cũng ngày càng tăng hiệu quả. Tháng đầu tiên sau khi có dịch Hội chứng còi cọc sau cai sữa thì chỉ có 27% tổng số heo có kháng thể dương tính, nhưng 10 tháng sau khi có dịch thì tất cả đều xảy ra giai đoạn chuyển hóa huyết thanh học, điều này cho thấy có sự cải thiện đáp ứng miễn dịch dịch thể đối với PCV2. Vì vậy, kết quả này chỉ ra rằng chuyển hóa huyết thanh chủ động hạy thụ động đều tăng theo thời gian và sự cải thiện này tương quan đến việc kiểm soát Hôi chứng còi cọc sau cai sữa.

Kết luận

Tóm lại, đối với trại heo chăn nuôi theo kiểu khép kín, tự cung cấp hậu bị và hậu bị thay đàn có kháng thể PRRS dương tính, thì việc thành lập một quy trình phòng bệnh PRRS cho heo nái và heo con rất hiệu quả, và thành tích sinh sản của nái sẽ quay về trạng thai ái bình thường sau khi xảy ra dịch 8 tháng.

Những con hậu bị có kháng thể PRRS âm tính (40-50kg) được nhốt ở khu nuôi thịt. Theo dõi sơ đồ huyết thanh học định kỳ cho thấy hiệu quả của việc thích nghi như sau: sau 1 tháng có khoảng 30% hậu bị có kháng thể PPRS dương tính và sau 3 tháng thì tỉ lệ này lên đến 100%. Vì vậy, quá trình thích nghi cho hậu bị phải kéo dài 4 tháng, để loại bỏ hoàn toàn PRRS trước khi phối. Sau khi có triệu chứng đầu tiên của dịch tai xanh 10 tháng thì sự lưu hành của virus PRRS được loại bỏ ở heo cai sữa, chủ yếu chỉ phát hiện ở heo nuôi thịt.

Tóm lại: trong trường hợp có bùng phát Hội chứng còi cọc cho heo con sau cai sữa thì có nghĩa là nó đã được kích hoạt bởi dịch PRRS trước đó, hậu quả là kháng thể PCV2 mà mẹ truyền cho heo con ở mức thấp. Loại bỏ PRRS từ đàn nái và sau đó là từ đàn heo cai sữa thì sẽ kiểm soát được Hôi chứng còi cọc sau cai sữa.




Đăng ký nhận bài viết qua Email!

In bài nàyIn bài này Tải xuống dạng PDFTải định dạng PDF


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop.VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y