Hội Chứng Viêm Da Suy Thận Ở Heo | Vetshop.VN


Hội Chứng Viêm Da Suy Thận Ở Heo

Đăng bởi: | ngày: 8.9.13 Bình luận cho bài viết! | In bài này
Heo bệnh trong hội chứng viêm da suy thận.
Heo bệnh trong hội chứng viêm da suy thận.
Hội Chứng Viêm Da Suy Thận  ( PDNS: Porcine Dermatitis and Nephropathy Syndrome) là bệnh rất nguy hiểm khi nhiễm trên heo trưởng thành hay chuẩn bị xuất chuồng (8-18 tuần tuổi) và có thể bùng phát thành dịch lớn. Hiện nay, chúng ta vẫn chưa có kiến thức hiểu biết rõ ràng về bệnh, cách ngăn ngừa và điều trị bệnh mặc dù trong một vài trường hợp kháng sinh tỏ ra khá hiệu quả.

PDNS gây ra sự tử vong nhưng không phải là đặc điểm quan trọng nhất của bệnh. Vấn đề lớn nhất là bệnh có vẻ tương đồng về mặt bệnh lý với “Sốt Heo Cổ Điển” (CSF=Classical Swine Fever) và “Sốt Heo Châu Phi” (ASF=African Swine Fever). Năm 2000, tại Anh đã bùng phát bệnh, người ta tìm thấy chỉ có 16 trường hợp bị bệnh CSF nhưng hàng trăm trang trại có biểu hiện dương tính với CSF mà thực tế hầu hết chúng là PDNS.

PDNS gây tổn thất ở một mức khá cao. Sau hơn một tháng bị bệnh thì tỷ lệ chết của các đợt riêng rẽ là khoảng 60%.

PDNS ghi nhận đầu tiên vào năm 1993 tại Scotland, nhưng chúng đã từng được chẩn đoán trong khoảng 120 đàn tại Anh, đặc biệt lan rộng vào mùa thu và đông năm 1999. Từ đó nó được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng gần đây gây ra phát hiện ra chúng có thể kết hợp với “Hội chứng còi cọc ở heo” (PMWS)

Đôi khi, những đợt bùng phát PDNS thường kết hợp với PMWS, sự kết hợp này thường đem đến những vấn đề tương đối phức tạp. Khi đó, những nguyên nhân gây bệnh mãn tính của hai hội chứng này khó tách rời. Có một điều cần quan tâm đó là PDNS và PMWS thường xảy ra cùng lúc, cái này theo sau cái kia, không lệ thuộc vào nhau và mối liên hệ giữa hai bệnh này chưa rõ ràng. Trong một vài trường hợp, bệnh chuyển biến thành căn bệnh hệ trọng, có khả năng lây nhiễm trên nhiều heo cùng một lúc.

1/ Đặc điểm Virus gây bệnh:

  • Được ghi nhận đầu tiên vào 1991 tại Tây Canada, phát hiện ở vết thương
  • Bao gồm nhiều chủng khác nhau (kiểu sinh học và kiểu gen).
  • Kháng thể trên Porcine Circovirus type 2 (PVC2) đã được phát hiện ở huyết thanh heo nuôi tại Bỉ năm 1985

2/ Nguyên nhân lây nhiễm:

Hiện nay không rõ nguyên nhân gây ra PDNS. Có thể là do một bệnh từ hệ miễn dịch, một loại độc tố hay cơ chất kháng nguyên khác do vi khuẩn, virus tạo thành. Các nhà nghiên cứu tại Scotland cho rằng bệnh có mối liên hệ với Pasturella Multocida và những vi khuẩn nghi ngờ khác.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy PCV2 thường liên quan tới PDNS, mặc dù một mình nó thì không thể.

PCV2 là có nhiều khả nghi nhất, vi sinh vật này được xem là một phần quan trọng trong nguyên nhân gây ra PMWS (Hội chứng còi cọc ở Heo Cai Sữa). Điều này có thể là do những đợt bùng phát bệnh PDNS gần đây là do PCV2.

Các nhân tố rủi ro do PDNS giữ một phần quan trọng trong sự phát triển của triệu chứng, bao gồm sự tái nhập đàn liên tiếp, sự thất bại trong áp dụng các biện pháp an toàn sinh học và sự pha trộn nhiều nguồn heo khác nhau vào lúc cai sữa hay sớm hơn.

Kích thước trại có thể ít quan trọng khi hội chứng bệnh có thể xảy ra bất kì nơi nào từ những trang trại nhỏ nhất cho tới lớn nhất. Có một điều thú vị là nếu chúng ta trộn lẫn heo nhiễm bệnh đã biết trước và heo không bị nhiễm bệnh trên 30 - 40 kg, thì bệnh xem ra không lan rộng giữa hai loại này.

3/ Con đường lây nhiễm:

Vì hiện nay chúng ta không biết chính xác nguyên nhân bệnh nên khó biết được chính xác phương thức lan truyền bệnh.

Có thể bệnh lan truyền do sự di chuyển của heo, tuy nhiên cũng có thể do các phương thức khác như tiếp xúc, môi trường vấy nhiễm,…

4/ Triệu chứng:

Heo bệnh trong hội chứng viêm da suy thận.
Heo bệnh trong hội chứng viêm da suy thận.
  • Lứa tuổi dễ bị nhiễm nhất: 11 -14 tuần tuổi.
  • Đốm viêm màu đỏ tía ở ngực, bụng, bắp đùi và chân sau. Chúng khác nhau về kích cỡ và hình dạng.
  • Sưng tấy da, xuất hiện ở mức độ không đáng kể. Chúng thường có xu hướng xuất hiện rõ ở chân sau, cơ quan sinh dục, bùi dái và tai. Sau đó lan rộng ra tới bụng, chân trước và cuối cùng là cả toàn cơ thể. Tuy nhiên, cuối cùng miễn heo có khả năng sống sót thì các vết này sẽ biến mất. Hầu như heo bị tổn thương da chết, mặc dù một vài con có thể chậm hơn.
  • Heo bị suy nhược, biếng ăn, làm biếng đi lại và khó thở
  • Trong giai đoạn sớm, sốt lên tới 41oC và hôn mê
  • Tình trạng bệnh cấp tính khiến chân bị sưng phồng và đi đứng bị khập khiễng.
  • Tỉ lệ chết vào khoảng 15% nhưng cũng có thể cao hơn. Heo bình phục có thể phát triển kém về sau cũng như có khuynh hướng giảm cân và ốm yếu

5/ Bệnh tích: Mổ khám tử thi:

Hạch bạch huyết, đặc biệt là hạch sau bụng có màu đỏ, lớn và có thể có chất lỏng chứa trong bụng.

thận xuất hiện các đốm vằn, xuất huyết nhẹ.
thận xuất hiện các đốm vằn, xuất huyết nhẹ.
Thận xuất hiện các đốm vằn, xuất huyết nhẹ.
Tổn thương tương thích nhất là tại thận, nơi xuất hiện các đốm vằn, xuất huyết nhẹ.

6/ Điều trị:

Một khi hội chứng phát sinh trên một nhóm heo thì sự điều trị thường không có hiệu quả cao.

Heo khoảng 15-40 kg điều trị với Chlotetracycline trộn vào thức ăn có thể giảm sự phát triển của hội chứng, do có liên quan tới sự suy yếu của các thành phần vi khuẩn gây bệnh.

7/ Phương pháp kiềm soát và phòng bệnh:

Hiện nay, không có một loại vaccine nào hiệu quả, do đó biện pháp kiểm soát chủ yếu dựa trên những biến đổi quản lý của loài, nhằm giảm nguy cơ bệnh và những tác nhân rủi ro của bệnh:
  • Giảm mật độ đàn.
  • Áp dụng nghiêm ngặt các chính sách ít nhất là trong chuồng, tốt nhất các chuồng nên riêng rẽ và vị trí bằng phẳng. Điều này giúp heo cai sữa di chuyển, thậm chí nếu các triệu chứng bệnh không được phát hiện cho đến khi xuất chuồng.
  • Bảo đảm nghiêm ngặt các biệp pháp an toàn sinh học trong suốt thời gian nuôi. Việc sử dụng các biện pháp chống nhiễm thích hợp cũng rất cần thiết.
  • Không trộn lẫn heo từ những đàn khác không cùng độ tuổi vào trong một chổ, đặc biệt trong giai đoạn sau cai sữa.
  • Giảm thiểu các tác nhân gây stress từ môi trường (như sự biến đổi nhiệt độ, khả năng thông gió và những trở ngại do khí độc).
  • Kiểm soát những trường hợp nhiễm bệnh xảy ra.
  • Đảm bảo cho các đàn có hệ miễn dịch ổn định. Ở đây, việc tách đàn và nhập đàn là rất quan trọng.
Chương trình giữ gìn vệ sinh hiệu quả giúp giảm thiểu nguy cơ lan truyền PDNS giữa các đàn:
  • Vì PCV2 được xem là một phần quan trọng gây nên hội chứng này nên cần phải kiểm soát chúng chặt chẽ. Phải đặt ra những biện pháp toàn diện nhằm kiểm soát PDNS, giúp chống lại PCV2.
  • Phòng thí nghiệm thú ý trung tâm, MAFF, Weybridge đã đưa ra các dữ liệu đặc biệt cho thấy Virkon S có khả năng chống lại Circovirus hiệu quả ở mức pha loãng 1 trên 250.
  • Tại một phòng thí nghiệm độc lập ở bang Iowa, Mỹ chứng minh cho thấy Virkon S là loại thuốc thương mại có hiệu quả chống PCV2 cao nhất. Trong thử nghiệm này, Virkon S được tiến hành khảo sát với tiêu chuẩn pha loãng 1:100. Do đó, các chương trình an toàn sinh học ở giai đoạn cuối đã bắt đầu sử dụng loại sản phẩm này. Để có được hoạt tính tốt nhất, nên thực hiện vệ sinh trước khi tẩy nhiễm.
  • Virkon S cũng nên được sử dụng trong thuốc ngâm và tương tự trong các chương trình an toàn sinh học nhằm ngăn ngừa khả năng lan rộng của bệnh. Nó có thể sử dụng trong hệ thống nước vì đây là phương thức lan truyền những Circovirus khác.
Để ngăn ngừa bệnh PDNS trên heo con, chúng ta có thể dựa trên những biện pháp an toàn sinh học hợp lý như:
  • Luôn luôn sử dụng nguồn giống không nhiễm PCV2 hay những tác nhân gây bệnh tiềm ẩn khác. Giống phải có tình trạng sức khỏe tốt và
  • Kiểm soát chặt chẽ các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi và người chăn nuôi
  • Có chương trình kiểm soát đường vào của những động vật khác (loài gậm nhấm và chim)
  • Chấp nhận những chương trình giúp giảm thiểu ảnh hưởng của PDNS nếu nó xâm nhập vào đàn. Muốn như thế cần tập trung vào mọi phương thức đặc biệt trong giai đoạn sau cai sữa.

8/ Kết luận:

Hội Chứng Viêm Da Suy Thận (PDNS) rất quan trọng vì nó gây ra sự tử vong đáng kể cho những đàn bị ảnh hưởng. Đồng thời, nó cũng tạo ra những triệu chứng chẩn đoán rất phức tạp rất dễ nhầm lẫn với CSF (bệnh sốt heo cổ điển) và ASF (bệnh sốt heo Châu Phi). Mặc dù bệnh xảy ra không thường xuyên trong đàn heo, tuy nhiên các nước trên thế giới đã xuất hiện những đợt bùng nổ bệnh đáng kể với tác động mạnh mẽ về mặt kinh tế.



Đăng ký nhận bài viết qua Email!

In bài nàyIn bài này Tải xuống dạng PDFTải định dạng PDF


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop.VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y