Phương Pháp Vật Và Cố Định Đại Gia Súc | Vetshop.VN


Phương Pháp Vật Và Cố Định Đại Gia Súc

Đăng bởi: | ngày: 17.6.13 Bình luận cho bài viết! | In bài này
Khi tiến hành vật bò dễ dàng hơn và an toàn hơn ngựa, vì chúng chống cự ít hơn và sẵn sàng nằm xuống. Vị trí nằm của bò nên sắp xếp ở khu vực đủ rộng, vì khi vật có thể giúp chúng tráng khỏi các vết chầy xước và bầm tím.
Với bò đực thường mạnh mẽ hơn và khó khăn hơn để vật ngã và cố định. Để đảm bảo an toàn cho con vật khu vật ngã cần hai đường dây cương phụ so với một vòng siết chặt.
Có 2 cách thực hiện như sau:
1. Phương pháp Burley
Đây là phương pháp vật gia súc, phát minh bởi Tiến sĩ DR Burley của Georgia, có nhiều lợi thế hơn các phương pháp vật gia súc khác.
Thứ nhất: Phương pháp này không cần thiết buộc sợi dây thừng quanh sừng hoặc cổ con vật. Nó chỉ đơn giản là chuyển dây thừng qua xung quanh cơ thể con vật mà mất ít thời gian hơn.
Thứ hai: Các kiềm chế này này không gây sức ép lên thành ngực và do đó không gây trở ngại hoạt động của tim và phổi.
Thứ ba: Cách này không gây nguy hiểm cho cơ quan sinh dục hoặc các mạch máu trên vú của bò.
Cuối cùng, với sự kiềm chế này, cả hai chân sau có thể được trói với hai đầu của sợi dây vật
Tiến hành vật: Dùng dây thừng to đủ chịu lực (dài khoảng 8 – 10m) gập đôi đặt vòng dây vào chính giữa vai, sau đó luồn 2 đầu dây bắt chéo qua trước ngực và ở phía trong 2 chân trước rồi vòng lên và bắt chéo ở vị trí chính giữa lưng, tiếp tục đưa 2 đầu dây qua háng về phía sau con vật.
Khi tiến hành vật, kéo mạnh và dứt khoát 2 đầu dây con vật sẽ ngã. Người thực hiện có thể điều khiển hướng ngã của con vật bằng cách kéo dây thừng về phía ngược lại (Ví dụ muốn ngã sang phải thì kéo thừng sang trái).
Khi con vật ngã, để cố định hai chân sau, người thực hiện vẫn giữ căng dây và kéo chân sau tới vị trí cao nhất rồi buộc dây ở vị trí cổ chân, cố định 1 vòng dây rồi tiếp tục vòng qua khớp khuỷu buộc vắt theo hình số 8 nhiều vòng (như hình vẽ).
Để cố định chân trước cần dùng 1 sợi dây chắc chắn và có độ dài khoảng 2m. Một đầu cuối của dây cuốn 1 vòng chắc chắn vào cổ chân và để thừa ra đầu dây dài khoảng 15cm. Sau đó bẻ gập chân trước, dùng đầu dây còn lại luồn qua sợi dây đã dùng vật ngã đi xuống từ vai rồi cuốn liên tục xung quanh phần chân gập lại rồi buộc nút cố định với đầu dây kia. (Chi tiết xem hình vẽ)
Sau đó tiến hành lật con vật và thực hiện các bước tương tự với các chân phía bên kia, như vậy con vật đã hoàn toàn bị hạn chế.
2. Phương pháp siết chặt dây thừng
Đây là một phương pháp chuẩn của vật một con bò. Sợi dây kiềm chế này có thể được buộc trước vào con vật khi nó đang trong gióng cố định. Sau đó, nó có thể được dẫn đến mà bạn muốn nó nằm xuống và áp dụng sức căng từ các đầu dây để vật.
Tạo một vòng quanh cổ của bò bằng cách sử dụng một nút thắt dây thừng đặt ở vị trí như hình vẽ.
Tiếp tục vứt đầu dây qua lưng về phía đối diện.
Tìm đầu dây vừa vứt ở phía dưới bụng rồi móc vào phần dây phía lưng ở vị trí thẳng với nút buộc ban đầu để tạo thành nút mắc ở vai.
Thực hiện thao tác như trên một lần nữa, nhưng vòng dây được đặt phía trước bầu vú tại vị trí có chu vi vòng bụng nhỏ nhất và thực hiện một nút mắc như trên.
Bằng cách kéo đầu dây còn lại sẽ buộc con bò nằm xuống.
Như vậy bằng 2 phương pháp như trên có thể giúp các BSTY, những người thực hiện các công việc liên quan đến đại gia súc có thể vật ngã cố định con vật để phục vụ việc thăm khám, chăm sóc, điều trị hoặc các mục đích khác một cách dễ dàng, nhanh chóng và an toàn.
Người dịch và biên soạn: Nguyễn Văn Minh
Chủ nhiệm VMCLUB – www.vmclub.net . Khoa Thú y – Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
(Tài liệu tham khảo và dịch từ www.cal.vet.upenn.edu)

Khi tiến hành vật bò dễ dàng hơn và an toàn hơn ngựa, vì chúng chống cự ít hơn và sẵn sàng nằm xuống. Vị trí nằm của bò nên sắp xếp ở khu vực đủ rộng, vì khi vật có thể giúp chúng tráng khỏi các vết chầy xước và bầm tím.Với bò đực thường mạnh mẽ hơn và khó khăn hơn để vật ngã và cố định. Để đảm bảo an toàn cho con vật khu vật ngã cần hai đường dây cương phụ so với một vòng siết chặt. 

Có 2 cách thực hiện như sau:

Phương pháp vật và cố định đại gia súc

Phương pháp vật và cố định đại gia súc

1. Phương pháp Burley

Đây là phương pháp vật gia súc, phát minh bởi Tiến sĩ DR Burley của Georgia, có nhiều lợi thế hơn các phương pháp vật gia súc khác.
  1. Thứ nhất: Phương pháp này không cần thiết buộc sợi dây thừng quanh sừng hoặc cổ con vật. Nó chỉ đơn giản là chuyển dây thừng qua xung quanh cơ thể con vật mà mất ít thời gian hơn.
  2. Thứ hai: Các kiềm chế này này không gây sức ép lên thành ngực và do đó không gây trở ngại hoạt động của tim và phổi.
  3. Thứ ba: Cách này không gây nguy hiểm cho cơ quan sinh dục hoặc các mạch máu trên vú của bò.
  4. Cuối cùng, với sự kiềm chế này, cả hai chân sau có thể được trói với hai đầu của sợi dây vật
Tiến hành vật: Dùng dây thừng to đủ chịu lực (dài khoảng 8 – 10m) gập đôi đặt vòng dây vào chính giữa vai, sau đó luồn 2 đầu dây bắt chéo qua trước ngực và ở phía trong 2 chân trước rồi vòng lên và bắt chéo ở vị trí chính giữa lưng, tiếp tục đưa 2 đầu dây qua háng về phía sau con vật.


Cách luồn dây thừng cố định và vật gia súc.
Cách luồn dây thừng cố định và vật gia súc.
Khi tiến hành vật, kéo mạnh và dứt khoát 2 đầu dây con vật sẽ ngã. Người thực hiện có thể điều khiển hướng ngã của con vật bằng cách kéo dây thừng về phía ngược lại (Ví dụ muốn ngã sang phải thì kéo thừng sang trái).

cố định 1 vòng dây rồi tiếp tục vòng qua khớp khuỷu buộc vắt theo hình số 8 nhiều vòng
Cố định 1 vòng dây rồi tiếp tục vòng qua khớp khuỷu buộc vắt theo hình số 8 nhiều vòng.
Khi con vật ngã, để cố định hai chân sau, người thực hiện vẫn giữ căng dây và kéo chân sau tới vị trí cao nhất rồi buộc dây ở vị trí cổ chân, cố định 1 vòng dây rồi tiếp tục vòng qua khớp khuỷu buộc vắt theo hình số 8 nhiều vòng (như hình vẽ).

 

bẻ gập chân trước, dùng đầu dây còn lại luồn qua sợi dây đã dùng vật ngã đi xuống từ vai rồi cuốn liên tục xung quanh phần chân gập lại rồi buộc nút cố định với đầu dây kia.
Bẻ gập chân trước, dùng đầu dây còn lại luồn qua buộc nút cố định với đầu dây kia.
Để cố định chân trước cần dùng 1 sợi dây chắc chắn và có độ dài khoảng 2m. Một đầu cuối của dây cuốn 1 vòng chắc chắn vào cổ chân và để thừa ra đầu dây dài khoảng 15cm. Sau đó bẻ gập chân trước, dùng đầu dây còn lại luồn qua sợi dây đã dùng vật ngã đi xuống từ vai rồi cuốn liên tục xung quanh phần chân gập lại rồi buộc nút cố định với đầu dây kia. (Chi tiết xem hình vẽ)



Sau đó tiến hành lật con vật và thực hiện các bước tương tự với các chân phía bên kia, như vậy con vật đã hoàn toàn bị hạn chế.

2. Phương pháp siết chặt dây thừng

Đây là một phương pháp chuẩn của vật một con bò. Sợi dây kiềm chế này có thể được buộc trước vào con vật khi nó đang trong gióng cố định. Sau đó, nó có thể được dẫn đến mà bạn muốn nó nằm xuống và áp dụng sức căng từ các đầu dây để vật.

Tạo một vòng quanh cổ của bò bằng cách sử dụng một nút thắt dây thừng đặt ở vị trí như hình vẽ.


Tạo một vòng quanh cổ của bò bằng cách sử dụng một nút thắt dây thừng đặt ở vị trí như hình vẽ.
Tiếp tục vứt đầu dây qua lưng về phía đối diện. 

Tiếp tục vứt đầu dây qua lưng về phía đối diện.
Tìm đầu dây vừa vứt ở phía dưới bụng rồi móc vào phần dây phía lưng ở vị trí thẳng với nút buộc ban đầu để tạo thành nút mắc ở vai.
vòng dây được đặt phía trước bầu vú tại vị trí có chu vi vòng bụng nhỏ nhất

Thực hiện thao tác như trên một lần nữa, nhưng vòng dây được đặt phía trước bầu vú tại vị trí có chu vi vòng bụng nhỏ nhất và thực hiện một nút mắc như trên.


Bằng cách kéo đầu dây còn lại sẽ buộc con bò nằm xuống.
Bằng cách kéo đầu dây còn lại sẽ buộc con bò nằm xuống.
Như vậy bằng 2 phương pháp như trên có thể giúp các BSTY, những người thực hiện các công việc liên quan đến đại gia súc có thể vật ngã cố định con vật để phục vụ việc thăm khám, chăm sóc, điều trị hoặc các mục đích khác một cách dễ dàng, nhanh chóng và an toàn.


Người dịch và biên soạn: Nguyễn Văn Minh
(Dịch từ www.cal.vet.upenn.edu)



Đăng ký nhận bài viết qua Email!

In bài nàyIn bài này Tải xuống dạng PDFTải định dạng PDF


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop.VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y