Tỷ Lệ Thay Nái Và Tầm Quan Trọng Của Heo Hậu Bị | Vetshop.VN


Tỷ Lệ Thay Nái Và Tầm Quan Trọng Của Heo Hậu Bị

Đăng bởi: | ngày: 7.5.13 Bình luận cho bài viết! | In bài này
Heo nái hậu bị trong trang trại.
Heo nái hậu bị trong trang trại.

Tỷ lệ thay nái và cơ cấu đàn phù hợp theo lứa đẻ

Kế hoạch thay nái tối thiểu một năm phải làm 3 lần. Mỗi năm tỷ lệ thay nái phải đạt 40 %. Và để giảm tỷ lệ đào thải do khả năng sinh sản hoặc năng suất thấp, ta cần thực hiện các biện pháp quản lý dinh dưỡng để điều chỉnh thể trạng (BCS), vệ sinh và sát trùng chuồng trại.

Trong việc quản lý trại heo, nếu việc quản lý thay nái không được chính xác thì cơ cấu nái theo lứa đẻ sẽ không phù hợp khiến lượng con sinh ra, tỷ lệ chuyển sang nuôi thịt, số heo thịt xuất chuồng giảm, gây ảnh hưởng tới lợi ích nông trại.

Kế hoạch thay nái mỗi năm  ít nhất phải làm 3 lần. Cần quản lý nái theo từng cá thể, ghi chép vào sổ theo dõi. Đào thải nái theo tiêu chuẩn của trại. Từ đó có thể xác định số nái phải nhập thêm cho từng tháng.

Khi lập kế hoạch cần xác định tỷ lệ thay đàn nái dựa vào năng suất thực tế của nái và năng lực của trại.

Theo thống kê, năng suất ổn định đến lứa thứ 6 nhưng từ sau lứa thứ 7 trở đi số lượng heo con đẻ ra, lượng sữa, tỷ lệ chuyển sang nuôi thịt sẽ giảm sút. Mỗi năm cần lập kế hoạch thay đàn nái với tỷ lệ là 40 %.

Nếu trại quy mô 100 nái, thì mỗi năm cần số lượng heo hậu bị là 40 con, nếu tính cả 10 % bị loại thải thì chúng ta cần đến 44 con hậu bị.

Nếu tỷ lệ thay đàn thấp dưới 30 % thì sẽ tiết kiệm được tiền nhập heo giống hậu bị nhưng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới năng suất do nái kém chất lượng nhiều. Ta phải tính đến những lãng phí về nhân lực, tiền cám cho nái không sinh sản hoặc năng suất thấp, gây ảnh hưng tới hiệu suất của trang thiết bị và tới các nái bình thường khác.

Nếu tỷ lệ thay đàn quá cao trên 50 % thì chi phí cho heo hậu bị sẽ gia tăng, việc chọn nái tốt và đào thải theo kế hoạch sẽ gặp nhiều khó khăn. Việc nhập heo hậu bị sẽ gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Nên tỷ lệ thay đàn khoảng 40 % là phù hợp.

Cần kiểm tra năng suất theo từng cá thể và đào thải nái có năng suất không tốt. Theo thống kê, các nguyên nhân đào thải thường tập trung vào các lý do dưới đây: không mang thai (58,6 %), năng suất không tốt (12,5 %), vấn đề chân ( 8,6 %).

Và để giảm tỷ lệ đào thải do khả năng sinh sản hoặc năng suất thấp, ta cần thực hiện các biện pháp quản lý dinh dưỡng để điều chỉnh thể trạng (BCS), vệ sinh và sát trùng chuồng trại.
Cần lựa chọn hậu bị có chân chắc khỏe và trong giai đoạn nuôi thịt cần cho heo vận động.

Nếu nhìn vào tỷ lệ đào thải theo lứa đẻ thì lứa 1 chiếm 20,3 %; lứa 7 chiếm 15,6 %, lứa 2 và 3 lần lượt chiếm 14,8 % và 11,7 %

Trường hợp nếu đào thải lứa 1 và 2 quá nhiều dẫn đến mất cân bằng trong cơ cấu đàn khiến sau đó năng suất sụt giảm. Trường hợp này ta cần kiểm tra lại phương pháp quản lí thời kì nuôi thịt. Sau lứa 7, lý do loại thải chủ yếu là do nái già năng suất sụt giảm.

Tầm Quan Trọng Của Heo Hậu Bị 

Năng lực của heo giống ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của trang trại. Năng suất của heo giống không chỉ phụ thuộc vào năng lực di truyền của cá thể mà còn phụ thuộc vào sự quản lý của nông trại có phát huy được tiềm năng đó hay không.

1. Tầm quan trọng trong vòng đời sinh sản của nái (SPL)

Với khả năng cải tiến di truyền hiện đại của ngày nay thì heo nái có thể nâng cao năng suất tới mức nào. Những con số dưới đây không phải do người viết (người Anh) nghĩ ra mà là con số của 4 trại mà người viết có liên hệ và 6 trại năng suất nếu phát huy tốt có thể đạt mức cao nhất (Bảng 1).
  • Số heo con cai sữa trong vòng đời nái: 70 con
  • Bình quân số lứa đẻ: 6 lứa
  • Bình quân trọng lượng cai sữa (26 ngày tuổi): 7,5 kg
  • Bình quân số con cai sữa trên lứa: 11,2 con.
  • Tổng trọng lượng cai sữa trong vòng đời nái: 500 kg.
Trong vòng đời sinh sản của nái ( SPL) con số tổng trọng lượng 500 kg không chỉ là con số trên lý thuyết mà là con số có thể đạt được nếu ta phát huy được năng lực của bầy heo nông trại.

Ở các trại thông thường số tiền mua một con heo nái giống không vượt quá 50% giá trị nó sản xuất ra tại trại nuôi tốt.

Có nhiều trại có kỹ thuật nuôi heo con cai sữa tốt nhưng phương pháp nhằm phát huy hết năng lực tối đa của heo giống đắt tiền vẫn còn nhiều thiếu sót. Nói cách khác, là khi họ mua heo về làm hậu bị thì họ chưa biết cách quản lý thế nào để heo phát triển đầy đủ.

Ví dụ như một chiếc xe tải chạy đến khi bỏ đi là 500.000 dặm, nhưng ta chỉ chạy trung bình được 279.000 dặm rồi phải mua xe mới thì kết quà là số tiền đầu tư ngày càng nhiều...

Hiện nay, tình hình kinh tế đang gặp khó khăn, nghành chăn nuôi heo cũng không ngoại lệ, ta cần nâng cao những lợi ích có thể thu được từ heo nái.


So sánh năng suất heo nái.

Nhìn vào bảng 1 ta thấy năng suất của 11 trại rất tốt. Bí quyết để đạt năng suất này là phải quản lý nái lứa 2,3 thật tốt duy trì số heo con cai sữa tốt để heo phát huy tối đa tiềm năng cảu mình nhằm đạt năng suất cao nhất ở lứa 4 và 5.

Nhằm đạt được năng suất gần bằng năng lực tiềm năng ta cần đặt mua tiêu như xe tải rút ngắn 14% là 364.000 dặm ( nái là 5,1 lứa). Về mặt trang trại nếu ta cải tiến được mặt này thì doanh thu bán ra sẽ tăng 22%.

Năng suất ở lứa 3 của 11 trang trại ở trên đều rất ổn định, nên năng suất lứa 4 và 5 rất cao. Năng suất lứa 2 và 3 nếu có hơi thấp thì còn có thể bù lại vào lứa 4 và 5. Thực tế là số con cai sữa bình quân ít hơn so với các trang trại thông thường nhưng nhờ bình quân số lứa đẻ nhiều hơn 1, 3 nên ( cũng giống như chiếc xe tải được kéo dài thời gian sử dụng) thu nhập cũng nhiều hơn và phí tổn cho việc đầu tư cũng giảm xuống.

2. Thực hiện

Nội dung công bố ở trên rất quan trọng. Những con số ở bảng trên không được lấy ra từ tạp chí chuyên môn nào mà là con số thu thập trong suốt 5 năm đến thăm nhiều nông trại khác nhau.

Năng suất nông trại của mình thuộc nhóm nào trong ba nhóm ở trên. Các bạn thử tính năng suất của trại mình. Một biện pháp giúp nâng cao năng suất mà không cần phải đầu tư thêm đang nằm trong tay các bạn.

Đa số các nhà chăn nuôi muốn cải thiện tính di truyền họ thường mua heo hậu bị chất lượng cao. Chính vì vậy, cần phải quản lý nuôi dưỡng và cấp cám cho chính xác để heo phát huy hết tiềm năng di truyền của mình.

3. Vấn đề của heo có năng lực sinh sản cao

Nói đến điều này có vẻ như hơi mâu thuẫn tuy nhiên nếu suy nghĩ kĩ thì câu hỏi này giúp ta tìm ra được sự thật.

Theo một số nhà chăn nuôi nhiều kinh nghiệm cho biết ở lứa đầu tiên số con đẻ ra rất cao nhưng sau đó năng suất thấp và nó làm ảnh hưởng tới SPL.

Hiện nay chúng ta đã biết được việc năng suất sụt giảm ở lứa 2 và đang tìm hiểu nguyên nhân của việc này để đề ra biện pháp khắc phục thích hợp.


Theo Pig & Pork
Biên dịch: Heo Team



Đăng ký nhận bài viết qua Email!

In bài nàyIn bài này Tải xuống dạng PDFTải định dạng PDF


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop.VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y