Thay Đổi Cơ Cấu Đàn Gia Súc, Gia Cầm Để Giảm Chi Phí Thức Ăn | Vetshop.VN


Thay Đổi Cơ Cấu Đàn Gia Súc, Gia Cầm Để Giảm Chi Phí Thức Ăn

Đăng bởi: | ngày: 18.4.13 Bình luận cho bài viết! | In bài này
Giảm chi phí thức ăn bằng cách thay đổi cơ cấu đàn heo.
Trong cơ cấu giá thành chăn nuôi, chi phí thức ăn thường chiếm 65-70%. Với bối cảnh giá các loại hạt cốc  khô dầu và bột cá ngày càng tăng thì chi phí thức ăn càng giữ vai trò quyết định đến tốc độ gia tăng giá thành sản phẩm chăn nuôi.

Vấn đề đặt ra cho người chăn nuôi cũng như các nhà hoạch định chính sách chăn nuôi là cần áp dụng các biện pháp nào để giảm chi phí thức ăn trong cơ cấu giá thành chăn nuôi.

Có nhiều biện pháp thường được đề cập, đó là:
  • Sử dụng con giống có tính năng sản xuất cao với  tăng trưởng và hiệu suất chuyển hoá thức ăn  cao, chống  chịu bệnh tật tốt (năm 1988 khối lượng gà thịt mới đạt 2 kg, nhưng ngày nay đã đạt 3 kg và trong 10 năm tới tốc độ tăng về khối lượng sẽ đạt 0,06%/năm - dẫn theo G. Gasperoni và T. Bentley-Beal, Novus International. Inc., 2010).
  • Cân đối dinh dưỡng và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tối ưu để phát huy tối đa tiềm năng di truyền của con giống (chăn nuôi gà công nghiệp tiên tiến hiện nay cũng  mới chỉ đạt 60% tiềm năng di truyền về hiệu suất chuyển hoá thức ăn và 70% về tốc độ tăng trưởng).
  • Chế biến thức ăn để làm tăng lượng thu nhận, tăng tỷ lệ tiêu hoá hấp thu, tăng hiệu suất chuyển hoá thức ăn.
  • Tận dụng các nguồn thức sẵn có, rẻ tiền của địa phương.
  • Tạo điều kịên môi trường nuôi tối ưu, hạn chế tối đa các stress như nóng, lạnh, khí độc, tiếng ồn…
  • Ngoài ra còn  có một biện pháp có khả năng giảm thiểu chi phí thức ăn khá hiệu quả và đang được thế giới quan tâm, đó là thay đổi cơ cấu chăn nuôi theo hướng phát triển những động vật thực phẩm có hiệu suất chuyển hoá thức ăn cao, có chi phí tài nguyên nước và  năng lượng hoá thạch thấp.
Hiệu suất chuyển hoá thức ăn được tính theo chỉ tiêu tiêu tốn thức ăn cho 1 kg thịt hơi; chỉ tiêu này khác nhau theo với loại động vật nuôi, thấp nhất ở cá, tiếp đến gà, lợn và cao nhất ở bò (xem bảng 1).

Như vậy nếu cơ cấu chăn nuôi chuyển theo hướng tăng tỷ lệ sản xuất thịt gà (và các loại gia cầm khác)  hay cá thì chi phí thức ăn sẽ thấp hơn so với sản xuất thịt lợn hay thịt bò.

Ở nước ta, sản lượng thịt lợn hơi năm 2010 đạt khoảng 3250 ngàn tấn, thịt gà 1800 ngàn tấn và thịt bò 230 ngàn tấn (theo Chiến lược Phát triển Thức ăn Chăn nuôi công nghiệp từ 2010 đến 2015 của Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và PTNT). Như vậy,  trong cơ cấu chăn nuôi hiện nay thì sản lượng luợng thịt lợn sản  xuất ra chiếm tỷ lệ cao nhất (62%), thịt gà đứng thứ hai (34%) và thịt bò đứng thứ ba (4%). Tổng lượng thức ăn để sản xuất cả ba loại thịt trên sẽ là 14.500 ngàn tấn (tính toán dựa theo lượng thức ăn tiêu tốn để sản xuất 1 kilô thịt hơi ở bảng 1).
 
Bảng 1: Tiêu tốn thức ăn trung bình cho 1 kg hơi
 
 
Động vật nuôi
 
Tiêu tốn TA/kg hơi
Thịt bò
Thịt lợn
Thịt gà
5,0  kg
3,0  kg
2,0  kg
1,7 kg
 
Nếu thay đổi cơ cấu chăn nuôi theo hướng tăng tỷ lệ thịt gà lên 45%, thịt lợn giảm còn 50% và thịt bò vẫn giữ 5%  thì tổng lượng thức ăn để sản xuất cả ba loại thịt trên sẽ chỉ còn là 13960 ngàn tấn. Như vậy với cơ cấu chăn nuôi này mỗi năm có thể tiết kiệm được hơn nửa triệu tấn thức ăn.
 
Chuyển cơ cấu chăn nuôi theo hướng tăng tỷ lệ sản lượng thịt gà không chỉ tiết kiệm thức ăn mà còn giảm tiêu thụ nước, quay vòng vốn nhanh nhờ tăng chu kỳ nuôi so với nuôi lợn hay bò (xem bảng 2).
 
Bảng 2: Nhu cầu nước và chu kỳ chăn nuôi
 
Động vật nuôi
Thức ăn
(kg/kg thịt hơi)
Nước
(lít/kg thịt hơi)
Chu kỳ sản xuất
Lợn
5,0
3,0
2,0
15,4
5,0
3,6
18 tháng
180 ngày
40 ngày
                                            (Nguồn: Paul Aho; Novus International, INC., 2010)
 
Trong chăn nuôi lợn người ta cũng tìm cách giảm chi phí thức ăn bằng cách tăng năng suất sản xuất của đàn nái (tăng tỷ lệ đẻ, tăng số lứa đẻ trong năm, tăng số lượng lợn cai sữa tính cho một đầu lợn nái mỗi năm), từ đó giảm được số lượng lợn nái nhưng không làm giảm sản lượng thịt sản xuất.
 
Các nhà quản lý chăn nuôi lợn của Trung quốc tại Hội chợ Chăn nuôi EuroTier tổ chức ở Đức năm 2010 đã cho biết rằng: hiện nay ở Trung quốc mỗi đầu lợn nái mỗi  năm chỉ sản xuất được bình quân 13 lợn con cai sữa có thể xuất bán được, nếu tăng lên 2 lợn con cho mỗi lợn nái thì số lợn nái có thể giảm 6,7 triệu con mà vẫn  không làm giảm sản lượng thịt lợn  và có thể tiết kiệm 4 triệu tấn ngô trong thức ăn nuôi lợn nái mỗi năm.
 
Các nhà chuyên môn Trung quốc còn có dự án tăng năng suất sản xuất của lợn nái lên 20  lợn cai sữa/lợn nái/năm (mức tiên tiến của thế giới là 24,4 con) để mỗi năm tiết kiệm 10,5 triệu tấn ngô (dẫn theo www.wattagnet.com).
 
Ở nước ta, tỷ lệ lợn nái chiếm khoảng 16% so với tổng đàn, nếu tăng số đầu lợn con cai sữa cho mỗi lợn nái lên 2-3 con,  tỷ lệ lợn nái có thể giảm xuống còn 13-14% và lượng thức ăn cũng có thể tiết kiệm trên nửa triệu tấn mỗi năm.
 
Thay đổi cơ cấu chăn nuôi theo hướng tăng tỷ lệ đàn gia cầm, giảm tỷ lệ đàn lợn đang là xu thế của thế giới. Tỷ lệ thịt gà, thịt lợn và thịt bò  trong tổng sản lượng thịt mà thế giớit sản xuất năm 1998  lần lượt là 28,5; 43 và 28,5%  thì đến năm 2030 các tỷ lệ này sẽ là 40; 35 và 25% (theo số liệu của FAO và Hiệp hội  Hợp tác Quốc tế Nông Lâm nghiệp của Nhật bản, 2010).
 
Thay đổi có cấu chăn nuôi theo hướng tăng tỷ lệ sản lượng thịt gia cầm và giảm  tỷ lệ sản lượng thịt lợn làm giảm chi phí thức ăn, giảm tiêu hao nguồn nước mà không làm xáo trộn thói quen ăn uống của người tiêu dùng. Trong chăn nuôi gia cầm nếu đưa được đàn gia cầm đẻ trứng lên để mỗi một nhân khẩu có được 80 quả trứng/năm (hiện nay là 60-65 quả/năm) thì còn tăng thêm được nguồn protein trong bữa ăn, ngoài nguồn protein của thịt lợn thịt gà. Cần lưu ý rằng trứng là nguồn thức ăn bổ sung protein và vi chất dinh dưỡng quý cho mọi người, từ già đến trẻ, từ ngươì khoẻ đến người bênh, từ người giầu đến nghèo ở khắp mọi vùng đất nước.  


GS. VŨ DUY GIẢNG
Mobil: 0913 572869



Đăng ký nhận bài viết qua Email!

In bài nàyIn bài này Tải xuống dạng PDFTải định dạng PDF


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop.VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y