Quy Trình Nuôi Dưỡng Chăm Sóc Heo Nái Mang Thai | Vetshop.VN


Quy Trình Nuôi Dưỡng Chăm Sóc Heo Nái Mang Thai

Đăng bởi: | ngày: 3.4.13 Bình luận cho bài viết! | In bài này
Heo nái mang thai. Ảnh minh họa.
Heo nái mang thai. Ảnh minh họa.
Sau khi phối giống 21 ngày không thấy heo nái động dục trở lại xem như đã mang thai. Nhưng nếu sau 3 tháng tiếp theo mà không có hiện tượng phát triển bộ vú với những đặc điểm của thời kỳ nái mang thai (núm vú dài ra, quầng núm vú rộng, hai hàng vú tạo thành hai bệ sữa chạy dọc vùng bụng, có rãnh phân chia riêng biệt hai hàng vú và các vú) thì xem như nái bị hiện tượng nâng sỗi không sinh sản được...

Thời gian mang thai kéo dài khoảng 114 – 115 ngày (3 tháng, 3 tuần, 3 ngày). Nếu nái mang thai nhiều con sẽ có khả năng sinh từ ngày 113, nếu ít con có thể sinh từ ngày 115 – 118. Còn trường hợp nái sinh sớm từ ngày 108 trở lại thường rất khó nuôi con.

Mang thai là khoảng thời gian dài nhất trong một chu kỳ sản xuất của heo nái. Trong giai đoạn này, thức ăn tiêu thụ nhiều nhất và ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả nuôi nái sinh sản, nhưng lại khó đo lường ngay được nên thường hay bị xem nhẹ dẫn đến thất bại trong chăn nuôi nái sinh sản. Vì vậy, để đạt được hiệu quả chăn nuôi nái sinh sản cao nhất thì cần phải có một chương trình chăm sóc và nuôi dưỡng nái mang thai sao cho đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng, duy trì và dưỡng thai của nái. Điều này đòi hỏi người chăn nuôi phải nắm rõ quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc nái mang thai.

1. Dinh dưỡng cho nái mang thai

Một chương trình nuôi dưỡng đúng sẽ phải đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng, duy trì và dưỡng thai của nái. Vì nếu khẩu phần ăn của nái mang thai bị thiếu dưỡng chất sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu trên phôi thai (ở giai đoạn đầu mang thai) và trên heo con sơ sinh (ở giai đoạn cuối mang thai) như: tăng hiện tượng tiêu phôi, nái còn ít thai sống khi đẻ thay vào đó lại chứa nhiều thai khô (thai gỗ), hay heo con sơ sinh nhỏ, sức sống kém, tỷ lệ hao hụt cao, thể trạng nái gầy dẫn đến nuôi con không tốt, bản thân nái cũng sẽ dễ mắc bệnh, dễ bị bại liệt, yếu chân, chậm lên giống lại sau cai sữa...

Nhưng nếu khẩu phần ăn dư thừa dưỡng chất cũng sẽ gây nên tình trạng bào thai tăng trọng nhiều hoặc nái trở nên quá mập sẽ hạn chế khả năng sinh sản, khả năng tiết sữa và có nhiều nguy cơ gây chứng khó đẻ, kéo dài thời gian chờ phối, có khi mất khả năng sinh sản vì lý do nái lười rặn, đẻ chậm, đẻ không ra phải can thiệp kéo thai móc thai gây tổn thương bộ phận sinh dục gây viêm nhiễm, mất sữa, hoặc bị tắc nghẽn ống sinh dục (cổ tử cung, ống dẫn trứng) từ đó nái trở nên vô sinh, và sau khi đẻ dễ mắc hội chứng M.M.A (Metritis, Mastitis, Agalactia: Viêm tử cung, Viêm vú, Mất sữa). Ngoài ra nái mập sẽ chịu nóng kém, dễ bị say nóng và trở nên vụng về dễ đè chết con. Những hậu quả trên là chưa kể đến sự lãng phí về mặt kinh tế.

Từ những nguyên nhân trên dẫn đên khẩu phần ăn của nái mang thai phải cân bằng dưỡng chất, tránh dư năng lượng, dư chất béo, tránh thiếu chất xơ vì sẽ làm nái mang thai bị táo bón, bào thai sẽ yếu, chết, nái dễ bị viêm vú, viêm tử cung và mất sữa sau khi sinh. Vì vậy người chăn nuôi cần lưu ý những điểm sau:
  • Ngay sau khi phối giống nên hạn chế cho ăn, chỉ cho ăn đủ nhu cầu duy trì cho nái và phần nhỏ của bào thai.
  • Số lượng thức ăn khuyến cáo cho giai đoạn heo nái mang thai là:
  • Từ khi phối giống đến 90 ngày mang thai cho ăn 1,8 – 2,2 kg/ ngày.
  • Giai đoạn sau 90 ngày tức là trước khi đẻ 23 ngày (107 ngày mang thai) tăng lượng cám cho ăn từ 2,5 – 3,2 kg/ con/ ngày.
  • Từ ngày 107 tới lúc đẻ cho heo nái ăn một lượng cám phù hợp, có thể giảm từ từ trước đẻ vài ngày và tăng cám từ từ sau đẻ.
  • Thức ăn cho nái mang thai phải kiểm soát được độc tố nấm mốc và các chất dinh dưỡng sao cho không gây táo bón, không nứt móng, chất lượng phải ổn định liên tục.
  • Thức ăn cho nái mang thai có bổ sung chất chiết xuất từ cây Yucca sẽ giúp tăng cường trao đổi oxy, hạn chế được số thai chết non.
  • Thường xuyên vệ sinh máng ăn để hạn chế nấm mốc phát triển.

2. Chăm sóc và nuôi dưỡng

a. Tiêm vaccine:

Cần tiêm vaccine Dịch tả, FMD, AD, E.coli, Circovirus, PRRS... cho heo nái từ 80 – 100 ngày sau khi phối giống. Định kỳ tắm ghẻ và tẩy nội ngoại ký sinh trùng cho nái.

b. Chuồng trại:

Bố trí chuồng trại sao cho khu nuôi dưỡng nái mang thai được yên tĩnh, ít bị kích động bởi các hoạt động khác trong trại. Nhiệt độ ẩm độ chuồng nuôi thích hợp (75 – 80 %). Chuồng nuôi phải được thiết kế sao cho có thể chống nóng và tạo sự thông thoáng cho nái mang thai được ngủ nhiều, đặc biệt là giai đoạn gần đẻ. Nền chuồng khô ráo, có độ nhám thích hợp, không trơn trợt dễ gây té ngã.

Lưu ý: Cung cấp đủ nước sạch và mát cho nái mang thai, khoảng 11lít/con/ngày. Thường xuyên quan sát tình trạng vôi trong nước tiểu và mủ từ âm hộ để có biện pháp can thiệp kịp thời.



Đăng ký nhận bài viết qua Email!

In bài nàyIn bài này Tải xuống dạng PDFTải định dạng PDF


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop.VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y