Miễn Dịch Học Gia Cầm | Vetshop.VN


Miễn Dịch Học Gia Cầm

Đăng bởi: | ngày: 29.4.13 Bình luận cho bài viết! | In bài này
Quá trình biệt hóa của tế bào miễn dịch.
Quá trình biệt hóa của tế bào miễn dịch.
Miễn dịch học là bộ môn nghiên cứu khoa học, nó giúp ta hiểu được cách thức động vật thu được sự bảo hộ từ vi sinh vật và giúp ta chuẩn đoán các bệnh khác nhau. 

I. KHÁNG NGUYÊN (Antigen)

Kháng nguyên là một chất mà khi tiêm vào cơ thể vật chủ có khả năng kích thích phản ứng miễn dịch. Antigen có thể tổng hợp hoặc tự nhiên. Bản chất là protein hoặc Polysacarid hoặc phức hợp chứa một hoặc cả 2 chất này. Tế bào của vi khuẩn có cấu trúc protein và hoạt động như một Antigen. Antigen này có khả năng kết hợp với những chất sinh ra do sự kích thích của nó ở trong cơ thể động vật. Chất đó gọi là kháng thể. Kháng nguyên sẽ bị mất tính chất tạo ra miễn dịch khi nó bị phá hủy tính chất tự nhiên hoặc bị thủy phân thành những chất có trọng lượng phân tử nhỏ.

II. KHÁNG THỂ (Antibody)

Kháng thể là những globulin, protein miễn dịch (protein- immuno - globulin) tìm thấy trong máu, trong Lympho và trong những chất tiết khác nhau của cơ thể. Khi Antigen được đưa vào trong mô của cơ thể động vật, nó sẽ phản ứng lại với protein bằng cách cố gắng loại trừ vi sinh vật ra khỏi các mô của cơ thể thông qua việc sản xuất một kháng thể đặc hiệu. Kháng thể bao gồm globulin và có những phân loại khác nhau về blobulin miễn dịch như IgG, IgA, IgD và IgE.

III. PHẢN ỨNG MIỄN DỊCH

Một phản ứng xảy ra giữa kháng nguyên (Antigen) với kháng thể trong cơ thể để loại trừ hoặc phá hủy kháng nguyên trong cơ thể. Kháng nguyên (vi khuẩn, virus) không còn khả năng gây bệnh cho cơ thể. Quá trình diễn biến phản ứng miễn dịch như sau:
  • Khi virus hay vi khuẩn (Antigen) xâm nhập vàp cơ thể, tiếp sau đó những tế bào lympho xuất hiện. Nó là tế bào chính của cơ thể để nhận biết những kháng nguyên. Tế bào lympho có 2 loại: loại lympho T (Thymus) chủ yếu tạo ra miễn dịch tế bào; Loại lympho B (Bursa) chủ yếu sản sinh kháng thể đặc hiệu đưa vào máu để tạo miến dịch dịch thể.
  • Khi kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, lúc đó lympho T chuyển thành lympho blast. Những tế bào này không tiết ra kháng thể nhưng lại chịu trách nhiệm miễn dịch tế bào (nghĩa là vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể khi đi qua những tế bào này thì sẽ bị tiêu diệt).
  • Còn những lympho B khi tiếp xúc với những Antigen thích hợp sẽ chuyển dạng thành bào tương. những tế bào này chịu tránh nhiệm sản xuất kháng thể đặc hiệu để chống lại những Antigen trên. Mỗi một kháng nguyên sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra một loại kháng thể đặc hiệu cho nó. Tính chất đặc hiệu của kháng nguyên là do cấu trúc hóa học của Antigen quyết định. Đôi khi có phản ứng chéo xuất hiện là do cấu trúc Antigen có quan hệ gần.
Ví dụ như: Mỗi loại vacxin chỉ phòng cho được một bệnh. Nhưng có một số loại vacxin như vacxin tụ huyết trùng (trâu, bò, lơn) có chủng tạo miễn dịch chéo cho nhau hoặc khi sản xuất kháng huyết thanh cho gia súc. Kháng huyết thanh này lại có tác dụng điều trị tụ huyết trùng cho cả gia cầm.

Miễn dịch trong gia cầm được chia ra các loại sau:

1. Miễn dịch tự nhiên chủ động

Nhìn chung người ta thấy rằng khi một cá thể đã bị một bệnh nhiễm trùng thì nó ít có khả năng mẫn cảm lại với bệnh gây ra bởi cùng một tác nhân gây bệnh. Nói cách khác, ký chủ có thể không chết khi bị nhiễm bệnh lại hoặc bệnh đó sẽ khỏi nhanh trong một thời gian ngắn.

Ví dụ như: gà đã bị bệnh dịch tả hay bệnh đậu mà không chết thì cơ thể tạo ra miễn dịch không bị nhiễm lại bệnh trên. Hoặc nhiễm lại cũng nhẹ và không chết.

Khả năng đề kháng này nhận được do phản ứng miễn dịch đặc hiệu đối với vi khuẩn hoặc virus đó. Miễn dịch thu được trong nhiễm trùng tự nhiên. Có thể do một thời gian dài động vật tiếp xúc với mần bệnh. Hay mần bệnh cư trú trong cơ thể với một số lượng nhỏ trong một quá trình nhiễm bệnh đã qua khỏi. Từ đó tạo ra một sự kích thích kháng nguyên liên tục, tạo cho cơ thể có sự miễn dịch chủ động tự nhiên.

2. Miễn dịch nhân tạo chủ động

Để tạo miễn dịch chủ động trong cơ thể nhằm phòng chống các bệnh dịch do virus hay vi khuẩn gây nên, người ta sản xuất các loại vacxin. Những loại vacxin này chế từ vi khuẩn hay virus gây bệnh với các hình thức virus nhược độc, vi khuẩn chết hay giải độc tố của vi khuẩn. Những vacxin này được đưa vào cơ thể gia cầm bằng phương pháp nhỏ mắt, mũi, tiêm dưới da, bắp hay cho uống (tùy mỗi loại vacxin).

Cơ thể sẽ tạo ra miễn dịch. Miễn dịch này được gọi là miễn dịch nhân tạo chủ động.

3. Kích thích đầu tiên và kích thích thứ phát

Khi một kháng nguyên (vacxin) được đưa vào con vật, sau một thời gian ngắn, những mô của động vật sẽ phản ứng bằng cách sản xuất ra kháng thể. Kháng thể sẽ đạt được hàm lượng cực đại sau 2-4 tuần. Đây là phản ứng miễn dịch đầu tiên. Nếu cùng một loại kháng nguyên được tiêm vào lần 2. Cơ thể vật chủ sẽ phản ứng bằng cách sản xuất kháng thể với tốc độ nhanh hơn và mức độ kháng thể được sản xuất cao hơn so với lần đầu tiên. Điều này được gọi là phản ứng kế phát. Nguyên lý này được áp dụng trong tiêm phòng tăng cường ở những vùng thường xảy ra dịch bệnh.

4. Miễn dịch tự nhiên bị động

Những con vật con thường nhận được khả năng bảo hộ từ kháng thể của cơ thể mẹ truyền qua, thông qua nhau thai và sữa đầu hoặc lòng đỏ trứng. Những kháng thể này được tồn tại trong cơ thể gia cầm non với những thời gian khác nhau, có thể từ 1 -4 tuần sau khi nở (ở gia súc có thể từ 1-2 tháng). Trong suốt thời gian này, con vật đề kháng được với mần bệnh đặc hiệu. Khả năng miễn dịch này được gọi là miễn dịch tự nhiên bị động.
Sách miễn dịch trên gia cầm, bản tiếng anh.

5. Miễn dịch nhân tạo bị động

Khi một cá thể khỏi bệnh, từ một bệnh truyền nhiễm nào đó, huyết thanh của nó có chứa những kháng thể đặc hiệu với mần bệnh đó. Nếu lấy huyết thanh đó đem tiêm cho con vật khác (chưa bị nhiễm bệnh) thì nó có tác dụng bảo hộ chống lại sự nhiễm bệnh, đặc hiệu cho mần bệnh đó gây nên.

Ví dụ: Huyết thanh đa giá tụ huyết trùng, hay huyết thanh dịch tả dùng để tiêm phòng cho gia súc, gia cầm vùng bị nhiễm bệnh. Hoặc dùng để trị bệnh khi gia súc, gia cầm mới nhiễm bệnh.

6. Tế bào thực bào

Ở trong máu có chứa một loại tế bào không màu được gọi là bạch cầu. Trong bệnh truyền nhiễm, bạch cầu tăng lên với một số lượng lớn. Những bạch cầu này có thể di chuyển vào các mô và dịch của cơ thể bằng hình thức thành chân giả. Nó có thể nuốt những phân tử lạ từ ngoài xâm nhập vào ký chủ (ví dụ: những vi khuẩn gây bệnh bị nuốt vào trong các bạch cầu và bị các men nội bào phá hủy). Quá trình nuốt các vật lạ của cơ thể được gọi là quá trình thực bào. Và những tế bào thực hiện chức năng đó được gọi là tế bào thực bào.

7. Đại thực bào

Đây là những tế bào lớn, cố định trong cơ thể ở các mô liên kết như xoang lách, gan, tổ chức liên kết Lympho và tủy xương. Nhưng tế bào này cũng nuốt các vật lạ (vi khuẩn, virus) khi đi qua nó. Hệ thống này được gọi là hệ thống lưới nội mô và được cho là một trong những cơ chế bào vệ quan trọng nhất của cơ thể.

8. Phản ứng viêm

Viêm là một phản ứng phức tạp của các mô đối với tác nhân gây hại hoặc kích thích do bị tổn thương hoặc nhiễm trùng. Chỉ sau vài phút kể từ khi bị tổn thương hay nhiễm trùng, huyết tương thấm vào tổ chức bị tổn thương, những sợi fibrin sẽ hình thành một mạng lưới trong dịch rỉ viêm. Mạng lưới này có su hướng chứa đụng hoặc ngăn cản sự lây lan của các vi sinh vật xâm nhập, kế tiếp đó là sự xâm nhập của các tế bào thực bào, bạch cầu và kháng thể vào ổ viêm. trong suốt quá trình này, mô mới sẽ phát triển trong vùng viêm và khoanh vùng bị nhiễm trùng, tế bào mới phát sinh thay thế các tổ chức bị chết do viêm.

Video "Sự phát triển của tế bào B trong gia cầm"



Đăng ký nhận bài viết qua Email!

In bài nàyIn bài này Tải xuống dạng PDFTải định dạng PDF


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop.VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y