Cải Thiện Tình Trạng Hư Móng Chân Trên Heo Nái | Vetshop VN


Cải Thiện Tình Trạng Hư Móng Chân Trên Heo Nái

Post by: | date: 28.12.16 Bình luận cho bài viết! | Print
Đã từ lâu tình trạng hư hại móng chân heo nái là một rắc rối mà các nhà chăn nuôi thường xuyên gặp phải.

Tuy nhiên, tình trạng này ít được các nhà chăn nuôi quan tâm. Cho đến những phân tích gần đây cho thấy nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của đàn nái, điều này đã làm thức tỉnh các nhà chăn nuôi, đặc biệt ở qui mô trang trại.

Heo bị nứt ngang móng
Heo bị nứt ngang móng
Các số liệu quan sát và thí nghiệm cho thấy chính tình trạng hư hại chân và móng là lý do dẫn đến heo nái bị loại thải sớm trước lứa ba hay bốn. Nhiều khảo sát tại Đại học Minnesota (Hoa Kỳ) cho thấy hơn 88% heo nái khảo sát có ít nhất một tổn thương trên móng.

Nhận dạng các tổn thương móng chân Các tổn thương trên chân móng heo nái thường thì khác nhau do bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như quản lý, tình trạng dinh dưỡng và giống. Tổn thương đáng lo ngại nhất là khi nó ăn sâu qua lớp sừng tới lớp đệm của chân gây ra đáp ứng viêm, loại này thường gây đau và làm heo nái di chuyển khó khăn.

Tổn thương đường trắng (white line lesion): đường trắng là một dải hẹp, mềm dẻo, máu trằng xám nối bề mặt sừng móng và đế móng, đường trắng dễ bị tổn thương cơ học, nứt và đưa đến tình trạng viêm.

Nguyên nhân gây tổn thương đường trắng thường là do tác động cơ học (áp lực từ các móng mọc quá dài hoặc xoắn) và thiếu dinh dưỡng. Tổn thương đường trắng móng mọc qúa dài, nứt ngang và mép móng: nứt ngang móng thường gây ra bởi những chấn thương do sàn chuồng thiết kế không phù hợp.

Nứt ngang móng xuất hiện đầu tiên song song với đường tiếp nối giữa lớp sừng móng và da chân, và thường chảy máu.

Nứt mép móng thường chạy dọc hoặc nghiêng từ bề mặt đế móng tới đường tiếp nối giữa lớp sừng móng và da chân, dọc theo phần tiếp nối giữa phần mềm của móng và phần cứng thành móng. Các vết nứt này thường kết hợp với móng mọc quá dài gây đau khi vết nứt đủ sâu tới vùng đệm hoặc là điểm gây nhiễm trùng và viêm.

Lớp sừng móng của hai ngón chính và hai móng đeo có thể mọc dài quá mức và gây ra những khó khăn khi di chuyển và tổn thương cơ học cho phần mềm tại đường tiếp nối giữa lớp sừng móng và da chân. Chảy máu thường quan sát được và móng có thể gẫy và gây ra đau.

Nguyên nhân có thể là do viêm mãn tính do sự mài mòn sừng móng quá nhiều, bầm tím lớp đệm, viêm chân hoặc áp xe ngón chân dẫn đến gia tăng hoạt động trao đổi chất và móng mọc dài ra.

“Các số liệu quan sát và thí nghiệm cho thấy chính tình trạng hư hại chân và móng là lý do dẫn đến heo nái bị loại thải sớm trước lứa ba hay bốn.”.

Nứt mép móng của heo
Nứt mép móng của heo
Điều trị và phòng ngừa Tùy theo loại tổn thương móng chân mà chúng ta cần có những liệu trình điều trị phù hợp hoặc thay đổi về cách quản lý. Đối với những chấn thương do sàn chuồng quá nhám hoặc quá trơn trợt thì cần sửa lại sàn chuồng cho phù hợp. Đối với trường hợp đã bị viêm thì cần sử dụng kháng sinh để kiểm soát vi khuẩn.

Trong tất cả các trường hợp tổn thương móng chân liệt kê ở trên thì các khuyến cáo bổ sung vi khoáng hữu cơ sẽ giúp cải thiện sức khỏe móng chân của heo nái rất hữu hiệu. Các nghiên cứu gần đây cho thấy các vi khoáng dạng hữu cơ như kẽm, mangan và đồng đóng một vai trò tích cực cho chân khỏe mạnh.

Nghiên cứu tại đại học Minnesota cho thấy việc bổ sung vi khoáng kẽm, mangan và đồng ở dạng phức hợp với axit amin cho heo nái đã làm giảm tổn thương chân móng 17% so với lô bổ sung khoáng vô cơ. Nghiên cứu tại Đại Học Nông Lâm TP.HCM (2012) cho thấy việc bổ sung sản phẩm (Availa Feet First, ZinPro) vi khoáng dạng hữu cơ phức hợp với axit amin cho heo nái mang thai (45 ngày) tới khi cai sữa đã cải thiện tình trạng móng chân của heo rất rõ ràng (xem hình) và đặc biệt đã giúp giảm 1 ngày lên giống lại so với lô không bổ sung. Việc bổ sung sản phẩm Availa Sow Feet First (vi khoáng phức hợp với axit amin) vào phẩu phần nái mang thai và nuôi con đã giúp giảm một ngày lên giống lại so với lô không bổ sung.

Qua các kết quả trên cho thấy việc phòng bệnh móng chân cho heo bằng cách bổ sung vi khoáng dạng hữu cơ là cần thiết và nên được áp dụng thường xuyên trong chăn nuôi heo nái, đặc biệt trong điều kiện chuồng trại không tốt như Việt Nam.




Receive articles via Email!

In bài nàyPrint Download post as *.pdfDownload post as *.pdf


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y