Các Nguyên Nhân Chính Gây Què Trên Heo Nái | Vetshop.VN


Các Nguyên Nhân Chính Gây Què Trên Heo Nái

Đăng bởi: | ngày: 8.11.15 Bình luận cho bài viết! | In bài này
Heo nái bị què chân. Ảnh minh họa.
Heo nái bị què chân. Ảnh minh họa.
Bệnh què chân ở lợn nái là một trong những nguyên do phổ biến khiến cho lượng nái bị loại và do đó ảnh hưởng đến năng suất của các trại nái. Bài viết sau đây bàn về các nguyên nhân chính làm cho nái què chân, qua đó có thể giúp người chăn nuôi giảm số ca què chân trong trại nái của mình.

Các vết sưng, trầy xước hay tổn thương ở cổ chân và các vùng khác ở chân cũng có thể khiến heo nái què chân, dù ngành thú y chưa có nghiên cứu nào lý giải tường tận sự liên quan này. Các vết đau ở chân cũng làm cho nái thích nằm lì 1 chỗ, khi da của nái liên tục tiếp xúc với sàn, dễ gây ra các tổn thương khác ở da.

Hình 1: 3 dạng tổn thương phổ biến gây ra què chân (A. Áp xe B. sưng cườm C. viêm bao hoạt dịch)
Hình 1: 3 dạng tổn thương phổ biến gây ra què chân (A. Áp xe B. sưng cườm C. viêm bao hoạt dịch)

1. Tổn thương móng

Bệnh què chân ở heo do bị tổn thương móng cũng là một vấn đề thường gặp. Nái bị tổn thương móng sẽ có biểu hiện nứt móng, móng quá dài, sưng móng. Không phải tổn thương móng nào cũng gây ra què chân. Lớp bì ở sát phần móng là nơi tập trung nhiều dây thần kinh và mạch máu, nếu tổn thương móng ảnh hưởng tới lớp bì này, thì có thể gây ra què chân, đó là những trường hợp nặng. Còn tổn thương móng mức độ nhẹ thì không tác động tới lớp bì, do đó không gây ra què chân.

Hình 2: Móng quá dài (A) và móng bị cụt (B) cũng làm nái bị què chân
Hình 2: Móng quá dài (A) và móng bị cụt (B) cũng làm nái bị què chân

2. Tổn thương cơ, gân, xương

Các chấn thương dẫn đến đau cơ, đau gân, đau xương và có thể dẫn tới què chân.

3. Hội chứng yếu chân Osteochondrosis

Những con bị hội chứng yếu chân thì sụn và khớp của chúng yếu hơn bình thường, và dễ dẫn đến bệnh què chân ở heo. Bệnh này khó phát hiện vì chúng không có biểu hiện đặc biệt, vì thế chỉ khi chúng phát ra người ta mới biết.

4. Kiểu sàn

Những trại làm sàn đúng tiêu chuẩn sẽ giảm được 1 phần bệnh què chân.

5. Qui mô đàn

Số nái trong đàn càng nhiều thì mật độ bị què chân càng cao.

6. Nhốt chung nái bầu với nhau

Ở Châu Âu, các trại thường có 1 chuồng lớn để chăm nái bầu, mọi con nái sẽ phải vào ở trong đó từ khi có bầu 4 tuần cho đến trước khi đẻ 1 tuần. Thực tế các trại ở Âu châu phải thực hiện điều này dưới áp lực của chính phủ và các nhà bảo vệ quyền động vật. Nhưng điều này lại khiến cho xung đột gia tăng giữa các con nái, vì con nào mạnh hơn sẽ có quyền thống trị trong đàn. Xung đột làm nái bị thương tích ở chân, do đó làm cho bệnh què chân ở heo tăng.

7. Chế độ dinh dưỡng

Thực tế, bệnh què ở heo nái hậu bị luôn có tỉ lệ cao nhất so với các đàn heo khác, vì chế độ ăn của chúng không được quan tâm để chống lại bệnh què chân. Nhưng nhiều người chăn nuôi chưa quan tâm đến dinh dưỡng cho nái. Nhiều trại heo vẫn cho nái hậu bị ăn chế độ tương tự với nái mang bầu hoặc heo thịt. Nái hậu bị cần bổ sung dinh dưỡng để phát triển xương và hệ sinh sản, trong khi chế độ ăn của heo thịt sẽ chú trọng vào tạo nạc.



Đăng ký nhận bài viết qua Email!

In bài nàyIn bài này Tải xuống dạng PDFTải định dạng PDF


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop.VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y