Bệnh Tiêu Chảy Do Coronavirus Trên Bê, Nghé | Vetshop.VN


Bệnh Tiêu Chảy Do Coronavirus Trên Bê, Nghé

Đăng bởi: | ngày: 3.9.15 Bình luận cho bài viết! | In bài này
Bê tiêu chảy, gầy yếu do Coronavirus
Bê tiêu chảy, gầy yếu do Coronavirus

1. Căn bệnh:

Coronavirus cũng có thể gây tiêu chảy cho bê và các nghiên cứu cho thấy bệnh rất lưu hành trên trâu bò. Coronavirus trên bò được xếp vào cùng 1 serotyp. Bệnh thường nhẹ hơn so với Rotavirus và tuổi mắc bệnh có lớn hơn. Thông thường bê mắc bệnh ở tuổi 7-10 ngày cho đến 3 tuần tuổi. Bệnh thể hiện viêm cả ruột non lẫn ruột già, phá hủy các nhung mao ruột non và hủy hoại các bờ cũng như các hố ở ruột già. Cơ chế cũng tương tự như ở Rotavirus nhưng bệnh tích ở ruột già nặng hơn bao gồm tróc lớp màng niêm. Bệnh nặng có thể gây chết bê.

2. Triệu chứng:

Tiêu chảy nặng, mất nước, giảm tính thèm ăn hoặc giảm phản xạ bú, bệnh càng tiến triển thú sẽ trở nên yếu ớt. Vì có viêm ruột già nên phân có thể chứa nhiều chất nhầy hơn so với bệnh do ETEC và Rotavirus (chỉ giới hạn ở ruột non).

3. Chẩn đoán:

Trên thú còn sống, các mẫu phân của bê bị tiêu chảy cấp tính là bệnh phẩm thích hợp nhất. Phân cần lấy trong vòng 24 giờ đầu kể từ lúc tiêu chảy. Khác với Rotavirus hiện có một số Kit dùng phát hiện Coronavirus.

Kiểm tra hình dạng virus dưới kính hiển vi điện tử cũng giúp chẩn đoán xác định.
Phản ứng miễn dịch huỳnh quang trên vết phết niêm mạc ruột non và ruột già là tốt nhất đối với thú đã bị chết.

Vì tác động hủy hoại tế bào (cytolytic) của Coronavirus, virus có thể biến mất nhanh chóng trong các mô của ruột.

Chẩn đoán phân biệt một số bệnh gây tiêu chảy trên bê, nghé (phần này độc giả tự đọc hiểu nha).


Chẩn đoán phân biệt một số bệnh gây tiêu chảy trên bê, nghé

4. Điều trị:

Nguyên tắc điều trị cũng tương tự như đối với các bệnh ETEC và Rotavirus. Cũng giống như trường hợp Rotavirus truyền dịch (chất điện giải và năng lượng) ít hiệu quả do cơ chế sinh bệnh khác nhau và chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu. Tuy nhiên cho uống chất điện giải cũng có thể giúp con vật khỏe lên trong giai đoạn chờ niêm mạc ruột phục hồi. Tiêu chảy có thể kéo dài hàng tuần lễ do bị viêm ruột non-ruột già nặng. Kháng sinh cũng có thể được chỉ định để tránh nhiễm trùng kế phát do vi khuẩn.
kiểm soát bệnh:
  • Cần cố gắng hạn chế các yếu tố mở đường cho bệnh bằng các biện pháp quản lý.
  • Vaccin cũng được sản xuất tương tự như ở Rotavirus (và thường sử dụng chung 2 loại trên). Cho bê bú sữa đầu có hàm lượng kháng thể cao và nếu có thể cho uống đến 30 ngày tuổi. Gần đây người ta đã sản xuất kháng thể đặc hiệu dùng tiêm cho bê sau khi sinh.



    Đăng ký nhận bài viết qua Email!

    In bài nàyIn bài này Tải xuống dạng PDFTải định dạng PDF


    Bản tin mới nhất

    Download Tài Liệu CN-TY

     
    Trang chủ | Về đầu trang ↑
    Vetshop.VN® được thành lập năm 2013
    Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
    Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
    Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y