Nguồn Gốc Của Việc Triệt Sản Chó Mèo | Vetshop.VN


Nguồn Gốc Của Việc Triệt Sản Chó Mèo

Đăng bởi: | ngày: 13.5.15 Bình luận cho bài viết! | In bài này
Một ca phẫu thuật triệt sản cho mèo cái. Ảnh minh họa.
Một ca phẫu thuật triệt sản cho mèo cái.
Ở các vùng nông thôn, các BSTY không triệt sản chó mèo cho đến cuối những năm 1940. Tuy nhiên, ở các thành phố, chủ nuôi thường cảm thấy bất tiện và phiền phức khi chó mèo của họ vào thời kỳ động dục kéo theo sự hiện diện của các bé con. Khi thuốc mê bắt đầu phổ biến vào những năm 1930, theo yêu cầu của chủ, các BSTY cũng dần dần áp dụng chất này để gây mê và tiến hành phẫu thuật triệt sản cho chó mèo, ngay cả khi chúng còn rất nhỏ, để ngăn ngừa thời kì động dục.

Vào những năm 1950, con người càng nhận thấy việc triệt sản vật nuôi sẽ đóng góp to lớn cho lợi ích cộng đồng. Tại thành phố New York, BSTY của bệnh viện ASPCA đã phát biểu rằng triệt sản chó mèo sẽ ngăn ngừa và giảm thiểu lượng chó mèo đi hoang, nhưng lại gặp phải vấn đề không có chủ nuôi chấp nhận chăm sóc chúng.

Đến năm 1964, ASPCA bắt đầu triệt sản miễn phí dành riêng cho những chủ vật nuôi gặp khó khăn về tài chính. Trong cùng khoảng thời gian đó, những nhóm nhân đạo xuyên suốt nước Mỹ bắt đầu khuyến khích mạnh mẽ việc thực thi chính sách ngăn cấm việc nhận nuôi chó mèo chưa triệt sản.

Vào năm 1975, bệnh viện Maryland SPCA đã tiên phong trong việc triệt sản cho chó và mèo con. Điều này đã đi đúng theo những chính sách đã đề ra trước đó, yêu cầu người nuôi chỉ được nhận những con chó và mèo, bất kể tuổi tác, đã được triệt sản. Tôi, với cương vị là BSTY, đã thực hiện rất nhiều ca phẫu thuật.

Vào năm 1981, tôi và bác sỹ Amy Freeman Lee đã phối hợp với nhau để tạo nên một chương trình tương tự ở San Antonio, Texas.

Khi phải thực hiện việc cắt bỏ không thương tiếc bộ phận sinh dục của rất nhiều vật nuôi nhỏ tuổi, chúng tôi cũng không lấy gì làm thoải mái. Rất nhiều chó và mèo con là nguyên nhân của việc sinh sản không kiểm soát được khi con cái vào chu kỳ động dục đầu tiên và con đực bắt đầu có nhu cầu về tình dục. Chúng bị bỏ rơi, không có ai chăm sóc và thường xuyên phải đối mặt với những nguy hiểm rình rập xung quanh. Tôi đã thầm ước rằng nếu vật nuôi bị thiến trước khi chúng có thể sinh sản, thì có lẽ chúng ta cũng sẽ không phải thấy quá nhiều chó và mèo con đi lạc và bị bỏ đói cho đến chết.

Những nhà mở cho chó mèo trên khắp nước Mỹ bắt đầu thuê những BSTY có thể làm việc toàn thời gian với một mục đích duy nhất: thực hiện việc triệt sản cho vật nuôi. Các BSTY cũng nhanh chóng tổ chức một cộng đồng riêng. Họ thành lập một tờ tạp chí chuyên nói về lợi ích mà người chủ sẽ có khi triệt sản chó mèo của mình. Tờ tạo chí đã trở thành một nguồn động lực lớn trong cộng đồng thú y. Vào năm 1993, AVMA đã nhanh chóng áp dụng việc triệt sản thú nuôi vào chương trình của họ.

Một vài BSTY hành nghề ở phòng mặt tư đã luôn thắc mắc ưu và khuyết của việc triệt sản chó mèo. Trong Hiệp Hội Thú Y Mỹ, các BSTY thường không có ảnh hưởng gì đến tính thực tiễn của các chính sách. Thông tin được đưa bao gồm những quan niệm đúng và không đúng cũng đã đều được chọn lọc kỹ bởi những nhà cầm quyền.

BSTY, trong thực tế, đang bị phân mảnh.“Chúng tôi không có thời gian và nguồn lực để tham dự hội nghị và chuyên đề mà tại đó các quyết định, chính sách được đưa ra. Và bạn sẽ thấy, đôi khi chúng tôi phải chấp nhận những công ước khô, tẻ nhạt, phi lý và thiếu thực tế” như lời một bác sỹ ở CSPAN đã chia sẻ.

Đã có nhiều bác sĩ thú y bày tỏ quan điểm rằng họ ủng hộ việc triệt sản vật nuôi chưa trưởng thành. Một số lý do được họ đưa ra là:

Đường sinh dục của vật nuôi nhỏ tuổi có ít mạch máu. Điều đó dẫn đến khả năng mất máu nhiều là rất ít. Chúng lại ít bị béo phì, vì thế, việc phẫu thuật sẽ trở nên dễ dàng hơn vì bác sỹ ít phải đối phó với một lượng mỡ quá dầy ở bụng khi cố gắng khâu lại vết thương.

Bên cạnh đó, vật nuôi nhỏ tuổi rất mau lành bệnh. Trong vòng 5 ngày kể từ khi phẫu thuật, vết mổ thiến của chúng sẽ mau chóng lành và hầu như là không đáng lo ngại.

Bên cạnh đó, cắt bỏ buồng trứng sớm còn giúp vật nuôi tránh được các biến chứng do người chủ mang thú nuôi đi xa trong khi chúng đang trong chu kỳ động dục hoặc đang mang thai. Việc này cũng giúp ngăn ngừa các biến chứng khi chẳng may chó mèo của bạn gặp tai nạn hay bệnh tật.

Tuy nhiên, những bác sĩ thú y này cũng biết rất ít về tác động tiêu cực của việc thiến quá sớm đối với sự phát triển bình thường của vật nuôi.
Về đầu trang

Nguồn: 2nd Chance, When To Spay And When To Neuter



Đăng ký nhận bài viết qua Email!

In bài nàyIn bài này Tải xuống dạng PDFTải định dạng PDF


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop.VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y