Thú Nuôi Có Thể Tấn Công Trẻ Nhỏ Nghiêm Trọng Đến Mức Nào? | Vetshop.VN


Thú Nuôi Có Thể Tấn Công Trẻ Nhỏ Nghiêm Trọng Đến Mức Nào?

Đăng bởi: | ngày: 10.12.14 Bình luận cho bài viết! | In bài này
Em bé đáng thương bị chú chó nuôi trong nhà tấn công nghiêm trọng
Em bé đáng thương bị chú chó nuôi
trong nhà tấn công nghiêm trọng
Không chỉ tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh tật, những thú cưng trong nhà rất có thể trở thành “thú dữ” gây thương tích trầm trọng cho trẻ nhỏ. Bạn có biết cách bảo vệ con mình?

Xót xa em bé bị chó nhà cắn nát mặt Sự việc đáng tiếc vừa mới xảy ra khiến nhiều người vô cùng sợ hãi. Một em bé 3 tuổi (trú tại Hà Nội) phải cấp cứu tại Bệnh viện Nhi trung ương trong tình trạng thương tích nghiêm trọng ở mặt. Em bé đã bị chính chú chó nuôi tại gia đình tấn công trong khi chơi đùa. Mặc dù, chú chó này đã được nuôi trong nhà nhiều năm và hằng ngày vẫn chơi đùa với bé. Kết quả hội chẩn của các bác sĩ cho thấy, vùng mặt em bé bị nhiều vết cắn sâu, tổn thương nặng nề, rách vành tai và ống tai ngoài. Trầm trọng hơn, cháu bé còn bị rách giác mạc cùng dây chằng mắt và hốc mắt.
Em bé đáng thương bị chú chó nuôi trong nhà tấn công nghiêm trọng Giữa năm 2013, bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) đã phẫu thuật tái tạo dương vật của bệnh nhi T.A.N (hơn 1 tháng tuổi, trú tại Bình Dương). Gia đình cho biết, bé bị chính chú chó nuôi trong nhà tấn công. Trong lúc người mẹ đang chơi với bé N, bỗng dưng con chó xông đến cắn bộ phận sinh dục của bé. Bé nhập viện trong tình trạng vùng kín bị tổn thương nặng nề, rách và chảy máu sâu. 

Bé Lexi và con chó gây ra vụ tấn công
Bé Lexi và con chó gây ra vụ tấn công chết làm chết bé.
Ngoài những vụ tấn công kinh hoàng, các thú nuôi quen thuộc như (chó, mèo, chim,…) còn tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho người, thường gặp nhất là bệnh sán dây chó, sán lá phổi, giun đũa… Con người còn vô tình bị nhiễm trứng giun đũa chó qua thức ăn, nước uống hay tay bẩn khi chăm sóc chó. Sau khi nuốt phải, trứng giun vào máu thành ấu trùng, di chuyển đến các cơ quan nội tạng như gan, tim, phổi, não, mô cơ... Bệnh đặc biệt nguy hiểm khi ấu trùng ký sinh ở mắt, gan, tim, phổi. 

Theo một số bác sĩ nhi khoa, lông chó, mèo còn là thủ phạm kích thích các cơn hen ở trẻ nhỏ. Đã có không ít cháu nhỏ bị lên cơn hen cấp tính, thậm chí nguy đến tính mạng, vì bố mẹ cho chơi và ngủ cùng chó, mèo. BS Nguyễn Duy Hưng, Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết lông chó, mèo và ký sinh trùng có trên chó, mèo cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh dị ứng cho rất nhiều người. Bệnh nhân tới khám thường có các biểu hiện nổi mề đay với những mảng sẩn phù, đỏ tấy và ngứa dữ dội.

Con người có thể lây nhiễm nhiều bệnh từ vật nuôi trong nhà
Con người có thể lây nhiễm nhiều bệnh từ vật nuôi trong nhà 
Làm sao hạn chế nguy hiểm cho trẻ? 
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, mặc dù chó là vật nuôi gần gũi với con người nhưng bản năng hoang dã vẫn khiến nó có những phản ứng rất quyết liệt khi đang ăn, ngủ hoặc nuôi con. Để phòng tránh nguy cơ súc vật cắn với trẻ, các gia đình có vật nuôi cần chú ý: 
  • Không nên để trẻ một mình với vật nuôi. Cha mẹ luôn phải để mắt tới trẻ khi trẻ chơi đùa với chó, đặc biệt là những bé đang ở tuổi tập bò, tập đi… 
  • Không để trẻ chọc ghẹo, đùa nghịch với vật nuôi khi chúng đang ăn, ngủ. 
  • Với những bé lớn tuổi hơn, người lớn cần chú ý dặn dò con, dạy con hiểu cách đề phòng vật nuôi như: không đùa giỡn, thò tay vào miệng chó, không được đùa nghịch thái quá khiến chúng nổi giận. - Dạy trẻ tránh xa các động vật thả rông ngoài đường. Các gia đình nuôi chó cần đeo rọ mõm cho chó khi ra đường.
  • Gia đình có trẻ nhỏ không nên nuôi động vật hoang dại hoặc giống chó hay cắn người.
Bên cạnh đó, cả người lớn và trẻ em đều cẩn đề phòng lây nhiễm bệnh tật từ thú nuôi bằng những viêc làm thiết thực như: 
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, vì phân và nước tiểu của vật nuôi thải ra làm chăn, giường bị bẩn, trẻ sẽ rất dễ mắc bệnh. 
  • Theo chuyên gia, chó, mèo phải được tắm từ 1-2 lần/ tuần bằng loại dầu tắm riêng để loại bỏ trứng giun bám vào lông; tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin, tẩy giun sán định kỳ tùy từng loại vật nuôi. 
  • Khi vật nuôi có các biểu hiện bị bệnh như rụng lông, ngứa ngáy, bỏ ăn,... mọi người cần đưa ngay chúng đến phòng khám. 
Xử lý nhanh khi trẻ nhỏ bị chó cắn Theo ThS. BS Ngô Anh Vinh (Bệnh viện Nhi trung ương), khi chẳng may trẻ nhỏ bị chó tấn công, các gia đình cần có những xử trí đúng cách để hạn chế tối đa tổn thương cho bé. Đầu tiên, cần rửa sạch vết thương bằng nước muối và xà phòng. Sát trùng vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, băng vết cắn bằng gạc vô trùng để cầm máu. Nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu vết thương rộng sâu, chảy nhiều máu hoặc vết thương biểu hiện nhiễm trùng (sốt, sưng, đỏ, đau, nổi hạch) hoặc trường hợp nghi ngờ dại. Trong trường hợp bị chó, mèo cắn, cần được theo dõi con vật trong 10 ngày và tiêm tiêm phòng dại nếu con vật có triệu chứng nghi ngờ dại. Đối với súc vật cắn không thể theo dõi được thì cần tiêm phòng dại ngay.



Đăng ký nhận bài viết qua Email!

In bài nàyIn bài này Tải xuống dạng PDFTải định dạng PDF


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop.VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y