Phương Pháp Trị Chứng Biến Ăn Ở Chó | Vetshop.VN


Phương Pháp Trị Chứng Biến Ăn Ở Chó

Đăng bởi: | ngày: 8.5.14 Bình luận cho bài viết! | In bài này
Bài viết của Trần Xuân Bạch

Chứng biếng ăn trên chó.
Chứng biếng ăn trên chó.
Một ngày đẹp trời, tự nhiên chú chó của chúng ta lại không thèm điếm xỉa đến thức ăn mặc dù vẫn chạy nhảy và sinh hoạt bình thường…một điều làm đau đầu rất nhiều người nuôi. Theo quán tính, người chủ sẽ cố gắng thay đổi thức ăn để thu hút con chó ăn tốt hơn. Nhưng nhiều lúc đó lại chính là nguyên nhân làm con chó trở nên càng biếng ăn.
Vì vậy để có cách “điều trị” cái chứng bệnh này chúng ta cần phải hiểu rõ nguyên nhân và tại sao chó lại biếng ăn. Bên dưới là kinh nghiệm và kiến thức của mình trong việc “trị” chứng bệnh lâu năm này. Mình đã hướng dẫn rất nhiều bạn nhưng vẫn còn rất nhiều bạn khác hỏi, nên hôm nay mình viết ra để chia sẻ và sẽ cập nhật kiến thức trong bài viết này.Bài viết đi qua những điểm sau:
  • Định nghĩa chứng biếng ăn
  • Nguyên nhân
  • Nguyên nhân phụ
  • Nguyên nhân chính
  • Bác sĩ Thú Y có thể giúp đỡ như thế nào?
  • Làm sao để chăm sóc chó biến ăn?
  • Áp dụng kỷ luật thế nào?
Trước khi đi vào cách trị, chúng ta cần tìm hiểu tại sao con chó lại biếng ăn.

1. Định nghĩa chứng biến ăn (anorexia) 

là một bệnh lí của việc mất đi cảm giác thèm ăn (appetite). Đó là về mặt y học. Về mặt tâm lý, có thể người chủ đã vô tình tạo một thói quen xấu cho con chó, dẫn đến việc ăn uống bất thường. Nếu là bệnh thì xài thuốc, tâm bệnh thì xài kỷ luật.

2. Nguyên nhân

2.1 Nguyên nhân phụ

Biểu hiện đồ ăn của chủ ngon hơn!Chó là một loài động vật thông minh và cực kì thông minh khi liên quan đến thức ăn. Cộng thêm khả năng quan sát cực kì nhạy bén, chỉ cần 1 lần bạn lấy thức ăn trên bàn của mình cho chó ăn thì, những lần tiếp theo, tự động chúng sẽ kiên nhẫn chờ dưới bàn ăn chờ thức ăn của bạn. Nếu bạn liên tục cho cún ăn như trên thì sẽ hình thành thói quen “xin ăn” trên bàn và không màng đến đồ ăn của mình trong thau. Cách làm đúng: nếu bạn muốn thưởng cho chú cún thì nên cầm ra đồ ăn ra khu vực ăn của cún và đặt vào thau đồ ăn để cún ăn. Chú ý: cho ăn vặt như trên quá nhiều thì đến bữa chính cún sẽ ko ăn nữa.

Ăn có chọn lựa.Một số ít cún có bản năng tự nhiên là ăn có lựa chọn (tức là chỉ ăn những thức mà nó cảm thấy thích). Một số nghiên cứu cho thấy một số loài động vật sẽ sống lâu bằng cách hấp thụ calories ít hơn. Nhưng đây là một điều rất đau đầu cho chủ cún. Việc này hoàn toàn có thể khắc phục bằng cách tìm ra loại thức ăn mà cún thích và áp dụng kỷ luật ăn uống. Trong trường hợp cún sụt cân nghiêm trọng, thì chế độ ăn sẽ cần thay đổi và tham khảo ý kiến của BS Thú Y. Nếu không, ăn ít và vẫn giữ được cân nặng vừa phải thì vẫn là một điều hoàn toàn bình thường (có thể bạn đang cho ăn quá nhiều). Xác định cân nặng của cún và chắc chắn rằng cún của bạn đang bị ảnh hưởng vì chứng biếng ăn.

2.2 Nguyên Nhân Chính

Giun! Đại bộ phân người nuôi nghĩ ngay đến giun khi cún của mình biếng ăn. Sự thật là việc nhiễm giun để gây ra biếng ăn ở chó lơn là rất hiếm. Khi nhiễm giun mà đến mức độ biếng ăn thì bệnh đã rất trầm trọng. Vấn đề này thường xảy ra ở chó con (dưới 1 tuổi) nhiều hơn. Xổ giun định kỳ đảm bảo gần như 99% vấn đề này không bao giờ xảy ra.- RăngRăng cũng là một yếu tố có thể ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng. Đau răng rất hiếm xảy ra ở cún, nhưng cũng nên kiểm tra miệng của cún để đảm bảo an toàn. Có lần Bolt và ky quánh nhau, Bolt bị chênh 1 cái răng cửa…và 2 ngày liên tục hắn ta ăn ít hẳn vì răng cửa vẫn chưa lành nên khi nhai sẽ gặp khó khăn. Nhưng sau 2 ngày là răng hoàn toàn bình phục. Nếu chó có triệu chứng yếu về răng thì việc pha hạt với nước trước khi cho ăn sẽ giúp chó rất nhiều hoặc là cho ăn thức ăn mềm.- Các vấn đề bệnh lí khácBS Thú Y vẫn luôn là người có thể cho bạn ý kiến chuyên môn tốt nhất khi cún bỏ ăn và kéo theo các triệu chứng như đừ người, ko thích hoạt động, tiêu chảy…Bạn nên làm đưa đi BS Thú Y và xét nghiệm để đưa ra hướng điều trị thích hợp.

3. Bác sĩ Thú Y có thể làm gì? 

Theo quan điểm cá nhân, nếu con chó hoàn toàn khoẻ mạnh và chỉ biếng ăn vì thói quen xấu ảnh hưởng (trong quá trình nuôi của chủ) thì BS Thú Y chỉ có thể kích thích cảm giác ngon miệng của cún bằng thuốc. Tiêm Catosal (của Bayer) là một trong những loại thuốc phổ biến kích thích ăn uống.

4. Làm sao để chăm sóc chó biếng ăn?

4.1 Chó đang hồi phục sau khi phẩu thuật

Cần hồi sức việc chó biếng ăn sau khi phẩu thuật hoặc hồi phục sau một chấn thương lớn là một điều không thể tránh khỏi. Việc áp dụng kỷ luật cho chó vào lúc này là không hợp lý. Bạn có thể sử dụng một số sản phẩm sau để vượt qua thời gian này: Sử dụng Nutri-Plus Gel (của Virbac) là một sản phẩm gel dinh dưỡng để bổ sung cho cún, chỉ cần 2 lóng tay Gel là cún của bạn đã có đầy đủ chất cho 1 ngày. Xay nghiễm thức ăn và kết hợp các loại thức ăn có mùi thơm để cún dễ hấp thụ và không tốn sức.

4.2 Nếu chó hoàn toàn khoẻ mạnh

Bạn nên sử dụng Kỷ luật để siết chặt thói quen ăn uống! Trước khi đi vào chi tiết vào việc áp dụng kỷ luật. Một số yếu tố chúng ta cần phải chú ý trong vấn đề cho ăn:
  • Nên cho ăn gì? một suy nghĩ sai lầm đó là làm đồ ăn thật ngon để cho cún ăn thì cún sẽ thích ăn hơn. Đồ ăn ngon đối với con người là đồ ăn có VỊ ngon, nhưng đối với chó thì là MÙI THƠM. Khứu Giác của chó mạnh hơn người từ 10.000 đến 10.000.000 lần, trong khi vị giác của chó chỉ bằng 1/6 con người! Tham khảo bài post này để biết những loại thức ăn cần tránh. Khẩu phần đơn giản và phần lớn thích hợp với cún là sử dụng hạt (dry food). Có thể trộn thêm gà luộc hoặc hấp để giữ mùi vị của gà. Dùng tay bóp nhuyễn gà và hạt để chúng dính vào nhau và cún không thể lừa gà ra và chỉ ăn gà. Mình sẽ viết 1 bài chi tiết hơn về chế độ dinh dưỡng cho husky. Riêng về hạt các bạn có thể sử dụng các loại như ANF và Royal Canin. Các loại khác: RC A3, Pedigree, Smart Heart…thì ko khuyến khích. Nếu cho ăn các loại thức ăn hạt khô (dry food) mà kém chất lượng thì theo cá nhân mình cho ăn cơm là sự lựa chọn tốt hơn.
  • Vị trí cho ăn. Một số cún có thể sẽ ăn tốt hơn khi thay đổi vị trí cho ăn. Đây là kinh nghiệm thực tế thiên về cảm tính hơn là nhận thức.
  • Thời gian cho ăn. Thời gian tốt nhất cho cún ăn là sáng và chiều tối. Thời điểm mà cún không bị stress. Vừa dậy vào lúc sáng hoặc sau khi thể dục vào buổi chiều. Một số cún ăn nhiều hơn khi ko bị cún khác phá, một số ăn nhiều hơn khi có bạn cùng ăn (tạo sự cạnh tranh – phải cẩn thận vì dễ xảy ra cắn lộn). Lưu ý: chỉ cho cún ăn 2 tiếng sau và trước khi tập thể dục (chạy nhiều). VD: thể dục — (2 tiếng) — ăn — (2 tiếng) — thể dục.
  • Thể dục. Một vấn đề vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sức ăn của chó. Riêng về husky là một giống chó lao động nên thiếu cơ hội tiêu hao năng lượng là tổn hại về thể chất lẫn tình thần. Không có cơ hội giải toả bản năng, gây ra tâm trạng ức chế, đồng thời năng lượng tích trữ vẫn còn nên việc ăn thêm là gần như không cần thiết. Có một chế độ thể dục KIÊN ĐỊNH là yếu tố quyết định sự cải thiện về thể chất và tinh thần. Tại sao KIÊN ĐỊNH? 1 tuần bạn có thể cho cún chạy trung bình 8KM nhưng chỉ 2 ngày 1 tuần, ngày này ngày khác, tuần này tuần khác, chắc chắn sẽ ko tốt và hiệu quả bằng đều đặng 1 ngày chỉ 1km. VÀ LIÊN TỤC trong 1 thời gian dài.
  • Triệt Sản. Phần lớn sau khi triệt sản cún sẽ “gạt bỏ” được một số bản năng trong vấn đề sinh sản và duy trì nòi giống. Chó đực sẽ giảm bớt ý thức chiến đấu, không hung hãn (vì đâu có còn mê gái nữa), thay vào đó sẽ tập trung hơn vào sinh tồn (đó là ăn). Riêng chó cái, việc triệt sản thường phước tạp hơn chó đực nhiều. Nên phần lớn người ta sẽ ưu tiên triệt sản chó đực.
  • Chó Con. Trong giai đoạn phát triển ( thường là từ 1.5 tháng đến 12 tháng tuỳ theo giống mà thời gian có thể khách nhau), chó con cần nhiều chất dinh dưỡng hơn là chó lớn. Nếu trong giai đoạn này mà chó con mắc phải chứng biếng ăn và ko được khắc phục sớm và triệt để, sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển hết tiềm năng của cún. Lưu ý: trong giai đoạn từ 3~5 tháng, chó con có thể giảm cảm giác thèm ăn (điều hoàn toàn tự nhiên), ở mức độ chấn nhận được thì vẫn an toàn.

5. Trong trường hợp cún bạn hoàn toàn khoẻ mạnh

Biểu hiện biếng ăn do kén, quen được nuông chiều, khó ăn thì có thể áp dụng kỷ luật.
Hai nguyên tắc cực kì quan trọng trong việc giáo dục cún:
  • Cún phải hiểu là thức ăn là không vô hạn. Nếu không ăn sẽ ko sinh tồn được.
  • Nếu không ăn đồ ăn sẽ đói (giảm mạnh) và phải lâu lắm mới được no nê lại (tăng chậm)
Sau đây là ví dụ cụ thể cho 2 nguyên tắc trên:Đặt trường hợp, cún ăn 02 buổi/ngày với lượng thức ăn là 200 gram chia đều 100gram/buổi. Cún vẫn khoẻ mạnh chạy nhảy như thường, đi phân hoàn toàn tốt nhưng đến giờ ăn thì lại “chơi chiêu” ko ăn, hửi qua hửi lại rồi bỏ đi. Cộng thêm chủ thấy tội nghiệp, đút năn nỉ ăn. Hoặc là chủ thấy xót nên lật đật lấy thịt ngon ra cho cún vì sợ cún đói…

Bên trên là cách con người suy nghĩ. Sau đây là cách con cún nghĩ. “Bây h tui ko ăn cái này, ổng sẽ lấy khác ngon hơn cho tui ăn”, “cứ ko ăn thì đồ ăn cũng còn ở đó, ăn làm vội”, “Mấy nay đồ ăn chán quá, nhịn càng lâu thì đồ ăn càng ngon và càng lạ” và sau ba tháng thì chắc chắn bạn sẽ ko thể chiều nổi chú cún “trời đánh” của mình, làm j cũng ko vừa ý. Hoặc là chú cún đã huấn luyện được chủ là phải xoay tua đồ ăn cho đến khi tui thích ăn!!

Nắm rõ các quan điểm sau:– Định rõ thời gian và khẩu phần thức ăn cho cún.– Nếu cún ko ăn thì lần tiếp theo đồ ăn sẽ giảm 50%. Và khi ăn lại chỉ tăng 10%– Luôn có nước cho cún– Việc cún nhịn ăn liên típ 05 ngày là chuyện bình thường.– Con cún sẽ không giờ ko ăn để chết đói vì giận bạn ( không có việc giận, chỉ có nó bệnh nên ko thể ăn)– Kết hợp chế độ thể dục ở trên để tăng hiệu quả– Kết hợp chết độ dinh dưỡng như trên để tăng hiệu quả– Không áp dụng cho chó có bầu.

Các bước thực hiện:
  1. Buổi 01 ngày 01: chuẩn bị 100 gram thức ăn, để xuống cho cún ăn, cún không hoàn thành sau 15 phút hoặc hửi hửi rồi bỏ đi. Lập tức mang đồ ăn bỏ đi. Không cần phải la mắng cún hoặc năn nỉ.
  2. Buổi 02 ngày 01: chuẩn bị chỉ 50gram (giảm 50%), làm như buổi 1. Nếu cún ko ăn, làm như buổi 01. Nếu bắt đầu ăn, xác định mức độ thèm ăn của cún:
  • Rất thèm ăn, cún đã đến giới hạn, cho ăn ở mức độ này thêm 01 ngày, để chắc chắn là cún hiểu rõ cảm giác đói và ko có j ăn.
  • Ăn cũng được được, ko mấy thú vị. Chưa đến giới hạn. Giữ khẩu phần này đến buổi tiếp theo, và đánh giá lại
  • Ko có j ngon, hửi hửi rồi bỏ đi. Lúc này không ăn là ko thành vấn đề. Mang đồ ăn đi bỏ. giảm 50% nữa
(Lí do bỏ đồ ăn: đồ ăn một khi bạn đã trọn với hạt rồi thì để sau 04 tiếng là có thể ôi thiêu, nếu lấy cho ăn lại là đồ ăn đã ôi thiêu. Để đồ ăn đã chế biến cho cún cả ngày cũng ko đảm bảo vệ sinh)
  1. Buổi 01 ngày 02: nếu lúc này cún đã ăn lại ở mức độ rất thèm ăn, thì tăng 10% mỗi buổi (là 60 gram cho buổi này). Nếu cún ko thể hiện sự thèm ăn. Tiếp tục là như buổi 01 ngày 01.
  2. Buổi 02 ngày 02: áp dụng lại buổi 01 ngày 02.
Liên tục áp dụng cho đến khi thấy được sự thay đổi của cún để tăng khẩu phần lại. Luôn xác định mức độ thèm ăn của cún vào các buổi.

Các trường hợp có thể xảy ra:
  1. Cún bắt đầu ăn lại, và chủ thấy thương quá. Cho ăn nhiều để bù cho những ngày “thiếu thốn”, Bạn đã tiếp tay cho thói quen xấu. Lúc này con cún học được là sau vài ngày thì ổng sẽ đầu hàng mình.
  2. Cún nhịn ăn sau 04 ngày, thì cắt 50% là gần như ko còn j. Bạn cắt bữa lun. Bạn ko nên cắt bữa, mang 1 tí đồ ăn ra thôi để xuống, đểcho cún biết đây là giờ ăn. Không ăn thì sẽ cất luôn.
  3. Trong quá trình rèn luyện, bạn đổi đồ ăn cho phong phú. Tuyệt đối ko nên. Vì khi đổi đồ ăn cún sẽ ăn vì mùi lạ chứ ko phải vì đói. Thói quen xấu bạn tạo cho cún: Nhịn ăn vài bữa là sẽ có đồ ăn ngon. Càng nhịn càng ngon.
  4. Trong suốt quá trình kỷ luật, ko ăn vặt,ko tạo bất cứ nguồn năng lượng nào cho cún ngoài bữa chính. Không Vitamin, không ăn chơi…cắt hết, ngoại trừ nước. Kết hợp chặt chẽ với gia đình để tạo ra kỉ luật. Bạn cấm nhưng mẹ bạn lén cho cún ăn riêng thì coi như công cốc.
  5. Đảm bảo 100% nước luôn có. Giữ nguyên sinh hoạt hằng ngày. Thể dục và mọi sinh hoạt vẫn diễn ra bình thường. Cún sẽ tự hiểu nếu ko ăn thì ko có sức để hoạt động. Nếu bạn thấy cún ko ăn và cũng ko để cún thể dục thì hiệu quả sẽ kém đi.
  6. Trong quá trinh áp dụng kỷ luật, cún có biểu hiện xuống sức hoặc thụ động và vẫn không ăn. Thì có thể là bạn đã đánh giá sai tình trạng sức khoẻ của cún, có thể cún đang mắc một bệnh gì đó. Nên mang đến bsi để kiểm tra. Nếu bsi khẳng định không có bệnh thì bạn có thể tiếp tục áp dụng kỷ luật.
  7. Trường hợp cuối cùng là gần như cún tuyệt thực (sau 07 ngày) nhưng vẫn sức tung tăng trong suốt quá trình luyện tập thì chắc chắn là cún có nguồn năng lượng khác (có thể ai đó cho cún ăn mà bạn ko biết).
Kết quả thực tế, Bolt nhà mình nhịn ăn khá tốt, 05 ngày ko ăn j, chỉ uống nước giải trí. sang ngày thứ 06 thì phải ăn Còn với Ky thì chỉ cần 01 ngày là Ky đầu hàng Như vậy quá trình áp dụng kỷ luật là phụ thuộc hoàn toàn vào sự kiên trì của chủ, nếu người chủ bỏ cuộc trước (vì tội cún) thì sẽ hình thành một thói quen xấu. Nếu lặp đi lặp lại quá trình luyện tập dở dang thì cún sẽ có một khả năng “nhây” xuất chúng. Việc giáo dục sẽ càng khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn.

Áp dụng hình kỷ luật như trên cần ít nhất 01 tháng để cún có thể thích nghi và ít nhất 02 tháng để bạn thấy hiệu quả. Không có phương pháp nào chỉ trong 1 đêm là có thể biến cún của bạn từ biếng ăn thành ăn uống ngoan ngoãn. Nếu đã có thói quen xấu thì cho dù chích thuốc kích ăn thì hết thuốc cũng là lúc chó hết ăn. Thay đổi tính cách là không thể ép về tốc độ, dục tốc bất đạt.

“We first make our habits, then our habits make us” – then it makes our dogs. Mong rằng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích và giúp đỡ chủ cún trị chứng bệnh muôn thuở này .



Đăng ký nhận bài viết qua Email!

In bài nàyIn bài này Tải xuống dạng PDFTải định dạng PDF


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop.VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y