Quản Lí Heo Hậu Bị Trong Trại Heo | Vetshop.VN


Quản Lí Heo Hậu Bị Trong Trại Heo

Đăng bởi: | ngày: 10.3.14 Bình luận cho bài viết! | In bài này
Quản lý heo hậu bị trong trại.
Quản lý heo hậu bị trong trại.
Khi người viết thăm các trại heo thường xuyên được nghe “tại sao đã sử dụng vacxin A nhưng heo không lên giống”, “sử dụng sản phẩm B heo lên giống tốt”, “ nghe nói sử dụng sản phẩm C này heo lên giống tốt vậy sử dụng như thế nào”. Dĩ nhiên lúc đó họ chỉ nghĩ tới năng suất của trại, lợi ích, và tầm quan trọng của việc lên giống của heo. Tuy nhiên, cho dù tỷ lệ chết của heo con cai sữa dưới 3% nhưng số con đẻ ra ít heo lên giống lại nhiều lần thì ta có thể coi nông trại đó quản lý tốt hay không?

Nếu trang trại đã sử dụng hoocmon đầy đủ nhưng việc quản lý lên giống heo vẫn không tốt thì so với việc kiểm tra lý do từ thuốc hoặc người quản lý thì kiểm tra điều kiện nuôi dưỡng sẽ tốt hơn. Bài viết này trình bày tóm tắt cách quản lí từ lúc bắt đầu nhập heo hậu bị đến quá trình nuôi dưỡng chúng.

1. Tuyển chọn heo hậu bị:

Thường có nhiều người hỏi: “ heo ở trang trại nào tốt?”. Ở đây ta phải suy nghĩ thế nào là “tốt”. Phải chăng bán được nhiều là tốt? Hoặc heo theo dạng ta mong muốn là tốt? Khi nhìn vào heo của các công ty bán được nhiều ta thấy có rất nhiều kiểu, loại heo khác nhau. Heo có số heo con nhiều không có sự cố lớn.

Hình 1: Hình dạng vú heo
Hình 1: Hình dạng vú heo
Hình 2: Hình dạng móng chân heo
Hình 2: Hình dạng móng chân heo

Việc đầu tiên là nên chọn heo hậu bị tốt cho trang trại

Cần kiểm tra số lượng heo, số con chết trong cùng bầy nhằm kiểm tra khả năng sinh sản nhận từ mẹ. Heo đực cần kiểm tra FCR và độ dày mỡ lưng.

Cần yêu cầu kiểm tra giấy kiểm tra va chích ngừa heo nhằm phán đoán khi heo nhập về trang trại mình có vấn đề gì không? Ví dụ khi heo hậu bị nhập về bị vấn đề AR dây thần kinh khứu giác có vấn đề heo không nghe được mùi heo đực khiến cho việc lên giống của heo rất khó khăn.

Vú phải được bố trí theo hình nón. Số lượng núm vú phải tối thiểu trên 12 cái, khoảng cách giữa các núm vú phải phù hợp và đủ rộng.

Phải kiểm tra kỹ các vú không có núm, núm vú bị lặn, vú phát triển không đầy đủ. Nếu ngực heo không được mềm phải quan sát kỹ từng núm vú.

Ta phải nắm rõ rằng heo cho dù có đặc tính di truyền tốt đến đâu nhưng chân và móng không tốt thì cũng không thể sử dụng được heo đó.

Sự khỏe mạnh của chân heo ảnh hưởng tới số lứa mà heo có khả năng sinh sản. Hình dạng bàn chân và chân vừa phải đẹp vừa phải có tính linh hoạt.

Hình 2 là hình chân heo nhìn từ góc độ bên cạnh nếu chân heo quá thẳng sẽ gây thiếu độ đàn hồi. Bởi vì heo dạng này sự chắc chắn của khớp gối ,khoảng giữa móng và xương mắc cá sẽ bị ành hưởng. Giữa bàn chân và chân có vai trò giống như một vùng đệm , một loại lò xo tốt với nền nhà cứng. Lùa cho heo chạy nhanh lúc đó ta có thể dễ dàng quan sát độ chắc chắn của chân heo. Nếu chân heo chuyển động nhẹ nhàng và dễ dàng thì rất tốt, nếu bước chân ngắn và di chuyển không tự nhiên thì là heo không tốt.

Ngoài ra nếu xương chậu lớn thì heo sẽ phát triển rất tốt. Âm hộ của heo phải phát triển phù hợp. Nếu âm hộ nhỏ thì việc phối heo rất khó khăn, nếu quá nhỏ cũng có trường hợp heo không lên giống, dù có mang thai và đẻ nhưng cũng nuôi con không giỏi.

Để đề phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh không chọn những heo mà xương sườn không phát triển, xương vùng vai lõm vô trong

Bảng kiểm tra heo hậu bị từng thời kỳ.

2. Thời gian phối heo hậu bị:

Heo hậu chưa phát triển đầy đủ mà đưa vào phối sớm thì sau đó tăng trưởng không đạt như ta mong muốn. Lứa đầu và các lứa sau đó số con đẻ ra ít, vòng đời sinh sản sẽ bị rút ngắn.

Tuy nhiên có nhiều trường hợp với các giống heo hiện đại ngày nay với số lứa đẻ nhiều, tăng trưởng nhanh, không cần tích lũy mỡ như năng suất lứa đầu vẫn rất tốt.Nhưng những con heo này lứa 2 và lứa sau sẽ gặp vấn đề. Bởi vì những con heo này tích lũy mỡ quá ít và đã sử dụng hết trong lứa đẻ đầu tiên.

Nếu phối lần đầu tiên quá trễ thì heo sẽ bị béo phì và lãng phí cám, số lượng con đẻ ra sụt giảm, sau khi cai sữa số ngày lên giống lại sẽ bị kéo dài. Thời kì phối đầu tiên vào khoảng 240 ngày tuổi lúc đó heo phát triển đầy đủ trọng lượng khoảng 120~130 kg và lên giống khoảng lần 2~3 là phù hợp.

Heo là loài động vật đa thai nên số lượng trứng rụng rất nhiều. Mỗi chu kỳ khoảng 25 trứng được phóng ra tùy thuộc vào lứa đẻ, giống heo, tình trạng dinh dưỡng mà có sự chênh lệch rất nhiều.

Heo hậu bị so với nái rạ thì số trứng rụng ít hơn. Sau khi thành thục, cứ thêm mỗi 10 ngày tuổi thì số lượng trứng sẽ tăng 0,35. Theo Carrol, 1971 thì so với lần lên giống đầu tiên, lần lên giống thứ hai số lượng trứng rụng nhiều hơn 1~2 trứng. So với lần lên giống thứ hai, lần lên giống thứ ba nhiều hơn 1-~1,5 trứng. Và tới một thời kỳ nào đó số lứa đẻ càng tăng thì số trứng rụng càng nhiều.

Số trứng rụng theo số lần lên giống của heo hậu bị.

Bảng 2 trình bày số trứng rụng theo lần lên giống. Trường hợp heo lứa đầu muốn số con sinh ra là 9 thì số trứng rụng dù ít cũng phải đạt trên 11,9 lúc đó heo trên dưới 250 ngày tuổi.

Heo lứa đầu trong chu kỳ lên giống trước khi trứng rụng nếu cho ăn không giới hạn cám có năng lượng cao thì sẽ gia tăng được lượng trứng rụng nhưng vì một số nguyên nhân mà tỷ lệ trứng thụ thai thấp nên số con đẻ ra không được cao.

Tuy nhiên trước khi phối heo, ta cho ăn một lượng dinh dưỡng cao sẽ giúp thúc đẩy rụng trứng, thụ tinh. Song song đó trong thời kì phối ta không chỉ cung cấp dinh dưỡng không mà cần phải bổ sung thêm vitamin và khoáng chất.

Các phương phát thúc đẩy heo hậu bị lên giống.


3.Thúc đẩy hậu bị lên giống:

Lý do lớn nhất các trại phối lần đầu tiên sớm hoặc sử dụng hoocmon là việc kiểm tra lên giống heo hậu bị khó, so với suy nghĩ của người quản lý thì heo hậu bị phát triển nhanh hơn. So với lần lên giống đầu tiên lần lên giống thứ 2 hoặc 3 kiểm tra sẽ càng khó hơn ( lên giống không rõ). Nếu thế thì có những phương pháp nào thúc đẩy hậu bị lên giống.


Cho tiếp xúc với heo hậu bị nhằm thúc đẩy lên giống:
Có một số phương pháp vật lý nhằm giúp heo hậu bị lên giống nhanh và chính xác. Một trong những phương pháp đó là cho tiếp xúc với heo đực.
Khi tiếp xúc với heo hậu bị:
  • Biện pháp khích thích khứu giác cho hửi mùi heo đực
  • Biện pháp khích thích thính giác cho nghe tiếng động
  • Biện pháp khích thích thị giác cho thấy heo đực
  • Biện pháp khích thích xúc giác cho tiếp xúc với heo đực
Các biện pháp giúp heo đực lên giống rõ và chính xác.

Heo đực tiếp xúc với nái hậu bị vào thời điểm nào là thích hợp nhất. Người ta tiến hành thí nghiệm cho nái hậu bị có ngày tuổi khác nhau tiếp xúc với heo đực rồi quan sát. Kết quả là heo hậu bị 160~170 ngày tuổi nếu được cho tiếp xúc với heo đực sẽ có sự thay đổi lớn về cơ quan sinh sản, trọng lượng và độ lớn của trứng và tử cung gia tăng và số ngày để đạt thành thục ngắn nhất.


Những điều lưu ý khi cho tiếp xúc với heo đực:

Phương pháp cho tiếp xúc với heo đực nhằm khích thích nái lên giống có hiệu quả hơn so với bất cứ phương pháp nào khác.

Cho heo hậu bị 160~170 ngày tuổi bắt đầu tiếp xúc với heo đực là lý tưởng nhất.

Khi cho heo đực tiếp xúc với heo hậu bị cần cho tiếp xúc hoàn toàn với nhau bằng cách nhốt chung vào một chuồng hoặc khu heo vận động

Khi tiếp xúc với heo đực so với việc tiếp xúc chỉ một con nếu cho tiếp xúc mỗi ngày với những con đực khác nhau ( trển 2 con) thì hiệu quả sẽ cao hơn.

Thời gian cho tiếp xúc với heo đực khoảng 30 phút một ngày, trong vòng khoảng 10 ngày là phù hợp. Nên tránh cho tiếp xúc quá nhiều so với thời gian ở trên.

Khi tiếp xúc với heo hậu bị, heo đực khoảng trên 1 tuổi sẽ hiệu quả hơn so với heo đực đã thành thục hoàn toàn.

Dưới đây là phương pháp quản lý nái của một trại đạt năng suất tốt

Điều kiện tuyển chọn heo hậu bị

Quản lý cấp cám cho heo hậu bị:

Cho heo hậu bị ăn không giới hạn cám giai đoạn heo choai và trộn thêm axit hữu cơ,dinh dưỡng, kháng sinh, vitamin. Cho ăn không giới hạn giai đoạn 180 ngày tuổi, tới 200 ngày tuổi nuôi dưỡng trong trại cách ly. Trong vòng 2 tuần cho ăn cám heo choai, sau đó cắt cám trong một ngày rồi chuyển sang cho ăn cám nái mang thai. 5 ngày trước khi phối chuyển sang cho ăn cám nuôi con.

Vấn đề cho ăn giới hạn thường phải phụ thuộc vào tình hình heo và phương pháp đó như sau:
Ở trại heo cách ly vào ngày trước ngày chích vacxin không cho ăn. Trong 3 tuần ở trại cách ly, thực hiện nguyên tắc cứ mỗi tuần có một ngày cho ăn không giới hạn. Trại cách ly cho ăn mỗi ngày một lần khoảng 3kg /con.

Thúc đẩy lên giống heo hậu bị và lần phối đầu tiên:

Thông thường heo hậu bị 240 ~280 ngày tuổi se đưa vào phối. Cũng có trường hợp heo trên 300 ngày, nếu heo này trạng thái tốt cũng có thể đưa vào phối. Heo hậu bị trong thời gian một tháng ở trại hậu bị cần huấn luyện cho quen ở với chuồng ép khoảng 3 lần. Heo nuôi trong trại cách ly xong chuyển sang trại hậu bị. Trong trại hậu bị ta nên huấn luyện cho heo ở trong chuồng ép nhằm giảm tối đa việc gây stress cho heo.

Việc thực hiện liên tục việc cắt cám rồi cho ăn sẽ giúp heo lên giống đúng thời điểm.

Quản lý heo hậu bị lên giống chậm:

Những cá thể không lên giống hoặc lên giống không rõ là bị qua một chu kỳ. Sau đó khoảng 5 ngày ta sử dụng các biện pháp như không cho ăn và tiếp xúc với heo đực, tạo stress. Heo hậu bị sau khi nhập về phải kiểm tra kỹ ngày lên giống đầu tiên ghi vào bảng tên heo. Để khi chuẩn bị đưa vào phối, ta tính kỹ chu kỳ để phối đúng thời điểm.

4. Kết luận:

Trước đây , việc nhập và quản lý heo hậu bị thường không được xem trọng. Nhưng gần đây do dịch bệnh PRRS nên vấn đề quản lý heo hậu bị được quan tâm nhiều hơn. Dĩ nhiên vấn đề heo âm tính với PRRS là quan trọng. Nhưng quan trọng hơn là vấn đề nuôi dưỡng quản lý heo hậu bị. Việc nhập heo hậu bị thời trước và hiện nay hoàn toàn khác biệt nhau. Với trình độ phát triển về di truyền như hiện nay, các điều kiện nuôi dưỡng( cám…) cần phải thay đổi theo cho phù hợp.

Các trại heo khi nhập heo hậu bị mới về phải nắm rõ đầy đủ các đặc tính di truyền và các điều kiện nuôi dưỡng phải phù hợp, nếu không phù hợp thì các bác sĩ thú y của trang trại phải điều chỉnh.

Nếu làm được như vậy thì sẽ giảm được sự lãng phí về thời gian, nhân lực, tiền bạc. Nâng cao năng suất, tận dụng đầy đủ khả năng nái. Và tránh những sự hiểu lầm giữa trại heo mua hậu bị và trại heo giống.




Đăng ký nhận bài viết qua Email!

In bài nàyIn bài này Tải xuống dạng PDFTải định dạng PDF


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop.VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y