Khái Niệm Về Di Truyền Học Gia Cầm | Vetshop.VN


Khái Niệm Về Di Truyền Học Gia Cầm

Đăng bởi: | ngày: 25.8.13 Bình luận cho bài viết! | In bài này
Ảnh minh họa.
Trong quá trình tiến hoá lâu dài, gia cầm cũng đã trải qua những thời kỳ phát triển phong phú theo qui luật tiến hoá của Darwin, tức là có sự di truyền và biến dị những tính trạng nhằm thích nghi với những thay đổi của môi trường sống và đáp ứng nhu cầu của con Người về sản phẩm chăn nuôi. Ứng dụng thành quả của di truyền học, Người ta đã định hướng sự phát triển của các loài gia cầm theo chiều hướng có lợi về kinh tế, phục vụ cuộc sống của con người.

Cũng như các động vật khác, tác nhân di truyền cơ bản của gia cầm là gen, đó là những phần vật chất nằm trong nhiễm sắc thể (NST) của nhân tế bào, cấu trúc của gen liên quan đến tính trạng mà chúng quy định. Gia cầm có hệ thống gen rất phức tạp do kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài. Các loài gia cầm khác nhau có bộ nhiễm sắc thể với số lượng và hình dạng khác nhau, thậm chí từng giống gà, vịt cũng có bộ nhiễm sắc thể riêng củ
a mình về số cặp nhiễm sắc thể, cấu trúc, hình dạng của từng cặp. Loài gà có bộ NST 2n là 60 cặp (từ 39 -72 cặp); gà tây là 41 cặp (41-68 cặp); vịt và ngỗng 64 cặp (64-68 cặp) (Austic và N-eisheim, 1990). Trong bộ NST có khoảng10 cặp có kích thước tương đối lớn nên được nghiên cứu kỹ. Trong bộ NST có 2 loại là NST thường và NST giới tính, con trống có cặp NST giới tính là ZZ, con mái là ZW, chúng nằm ở vị trí số 5, trong đó NST Z mang nhiều thông tin quan trọng, còn NST W tương đương với NST Y trong bộ NST của động vật có vú.

Trong quá trình phân bào để tạo ra tế bào sinh dục, có một lần phân bào giảm nhiễm để tạo ra giao tử có bộ NST đơn bội (1n) với 2 loại giao tử với NST giới tính là Z và W ở con mái - tế bào trứng và chỉ với 1 loại giao tử Z - tế bào tinh trùng ở con trống. Khi thụ tinh, tế bào trứng và tinh trùng kết hợp với nhau tạo thành hợp tử có bộ NST lưỡng bội 2n. Từ hợp tử đó sẽ phát triển thành cá thể non. Quá trình lai giống, đặc biệt lai khác giống đã làm thay đổi số lượng và kiểu cấu trúc bộ nhiễm sắc thể, dẫn đến xuất hiện những tính trạng mới, tạo ra ưu thế lai. ở Việt Nam, Viện chăn nuôi đã nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể của gà ri là 56 cặp, gà rhode đỏ là 72, gà rhode ri là 64, ngan trắng Pháp là 68, ngan lai Pháp là 68 và ngỗng reinan là 64 cặp.

Trên NST, những đoạn AND nhất định chịu trách nhiệm truyền tải những thông tin di truyền thuộc những tính trạng đặc thù của từng phần nhất định của cá thể trong từng loài nhất định, qua các thế hệ nối tiếp nhau được gọi là gen, đó là đơn vị di truyền. Dưới kính hiển vi điện tử, có thể quan sát thấy nhiều gen nằm trên một NST. Trên cặp NST có 2 gen alen, mỗi gen chịu trách nhiệm về tính chất lý học hoặc sinh lý của tính trạng. Ví dụ gen quy định tính trạng mào hoa hồng, luôn nằm ở vị trí nhất định trên 1 NST nhất định, vị trí đó gọi là locus. Ngày nay Người ta đã lập được sơ đồ gen của rất nhiều loài, mở ra nhiều triển vọng ứng dụng kỹ nghệ gen trong di truyền và chọn giống động thực vật. Trong cặp alen chứa 2 gen giống nhau là đồng hợp tử, khi chứa 2 gen khác nhau là dị hợp tử. Trong trạng thái dị hợp tử thì gen trội sẽ lấn át gen lặn và tính trạng thể hiện ra ngoại hình theo gen trội. Trong quá trình di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, các gen chịu tác động của các phản ứng hóa học hoặc các tác động tự nhiên dẫn đến thay đổi, gọi là hiện tượng biến dị. Ngày nay, với tiến bộ của khoa học, Người ta có thể gây nhiều tác động định hướng làm thay đổi cấu trúc gen, gây đột biến, dẫn tới thay đổi tính trạng. Kết hợp với chọn lọc, công tác giống sẽ loại bỏ những tính trạng không mong muốn, đồng thời phát triển những tổ hợp gen mang tính trạng tốt theo mục đích của Người chọn giống.

Sự di truyền các tính trạng vô cùng phức tạp. Những tính trạng chất lượng thường do 1 cặp gen alen quy định như màu lông, hình dáng mào, màu da và màu chân, màu vỏ trứng. Những tính trạng này có tính di truyền cao, chúng được thay đổi bằng con đường lai giống và chọn lọc. Những tính trạng số lượng có ý nghĩa kinh tế thường do nhiều gen tác động tương tác nhau quy định như tố độ tăng trọng, tầm vóc và cấu trúc cơ thể, năng suất trứng, khối lượng trứng v.v Trong đó, những tính trạng như năng suất trứng, tỷ lệ ấp nở có tính di truyền thấp, chúng rất nhạy cảm với điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc, khó có thể thay đổi chúng bằng công tác giống. Một số gen có khả năng bị bao trùm hoặc bị lấn át là gen lặn. Ví dụ như kiểu mào hoa hồng và mào dâu trội so với mào đơn, màu lông trắng do gen ức chế sắc tố màu quy định ở gà leghorn trội so với lông màu nhưng ở các giống khác lại là gen lặn (viendot, plymouth). Khi lai gà viendot mào hoa hồng, lông đen với plymouth trắng mào đơn, ở F 1 toàn bộ gà con có lông màu đen và mào hoa hồng. Tiếp tục lai chúng với nhau thì ở F 2 xuất hiện 9 gà con lông màu đen, mào hoa hồng, 3 gà con lông trắng, mào hoa hồng, 3 con lông màu đen, mào đơn và 1 gà con lông trắng, mào đơn, tuân theo đúng sự phân ly tính trạng theo định luật của Mendel.

Một mô hình lai trên gia cầm.
Một mô hình lai trên gia cầm.
Các tính trạng trội hoàn toàn cho khả năng tạo ưu thế lai trong các giống gà công nghiệp. Những tính trạng trội không hoàn toàn thường cho ra các dạng trung gian, ví dụ như khi lai gà trắng với gà đen, cho ra gà có lông màu xám xanh (gà andalusia), gà leghorn trứng trắng lai với gà trứng nâu tạo ra gà lai đẻ trứng có vỏ màu kem.



Đăng ký nhận bài viết qua Email!

In bài nàyIn bài này Tải xuống dạng PDFTải định dạng PDF


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop.VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y