Khái Niệm Chon Lọc Và Phối Giống Trên Gia Cầm | Vetshop.VN


Khái Niệm Chon Lọc Và Phối Giống Trên Gia Cầm

Đăng bởi: | ngày: 21.8.13 Bình luận cho bài viết! | In bài này
Một mô hình lai gà hướng trứng.
Một mô hình lai gà hướng trứng.
Theo quan điểm sinh học, có 2 hình thức chọn lọc tác động vào quần thể sinh vật, đó là chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.

Theo quan điểm của công tác giống gia cầm thì chọn lọc là quá trình giữ lại để làm giống và nhân giống những gia cầm phù hợp với sản xuất và loại thải những cá thể không phù hợp. Về bản chất di truyền, chọn lọc là quá trình làm thay đổi tần số gen của quần thể gia cầm.

Trong cả quá trình chọn lọc và nhân giống có 3 giai đoạn làm thay đổi tần số gen:
  • Giai đoạn 1: chọn lọc để giữ lại những cá thể tốt để làm giống
  • Giai đoạn 2: tỷ lệ thụ tinh khác nhau khi cho giao phối giữa các cá thể
  • Giai đoạn 3: Tỷ lệ nuôi sống và tỷ lệ chết ở đời con làm thay đổi tần số gen
Trong 2 giai đoạn sau, sự thay đổi tần số gen chịu ảnh hưởng của chọn lọc tự nhiên là chủ yếu. Song tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nuôi sống không liên quan đến các gen chi phối các tính trạng số lượng, vì vậy có thể nói trong công tác giống, chọn lọc hầu như thuần túy là chọn lọc nhân tạo. Trong thực tế rất khó đánh giá sự thay đổi tần số gen của quần thể gia cầm do tác động của chọn lọc, vì các tính trạng kinh tế quan trọng do nhiều gen chi phối, vì vậy hiệu quả của chọn lọc được đánh giá thông qua việc so sánh giá trị trung bình của năng suất giữa thế hệ mà con người chọn lọc với thế hệ sau do chúng sinh ra. Để đánh giá mức độ biến đổi giá trị trung bình của quần thể qua các thế hệ chọn lọc, Người ta dùng khái niệm hiệu ứng chọn lọc (Response) hoặc tiến bộ di truyền (g). Hiệu ứng chọn lọc là hiệu số của giá trị kiểu hình giữa trung bình của trung bình đời con và trung bình của thế hệ bố mẹ sinh ra chúng trước khi chọn lọc, ký hiệu là R.
Ví dụ: Sản lượng trứng trung bình của thế hệ bố mẹ là 250 quả/năm, của đời con là 265 quả/năm, thì. R = 265 - 250 = 15 (quả)

Hiệu ứng chọn lọc phụ thuộc vào những yếu tố chính sau:

a) Cường độ chọn lọc i

Cường độ chọn lọc càng cao thì hiệu ứng chọn lọc càng lớn, vì theo công thức
R = h i sA
Trong đó: h - hệ số di truyền của tính trạng; i - cường độ chọn lọc; sA- Độ lệch tiêu chuẩn di truyền cộng gộp của tính trạng
i = S/sP
Trong đó: S- Li sai chọn lọc; sP- Độ lệch tiêu chuẩn kiểu hình

Khi tỷ lệ chọn lọc càng cao thì Cường độ chọn lọc càng thấp. Cường độ chọn lọc phụ thuộc vào độ lớn của quần thể và khả năng sinh sản của quần thể đó. Tỷ lệ số con giữ lại cho sinh sản ở gia cầm tương đối không cao, theo Lush là từ 10 - 15% (trong khi đó ở gia súc lớn là 50 - 60%), do đó ở gia cầm có Cường độ chọn lọc cao hơn, tức là có thể chọn được những con có sức sản xuất cao nhất trong đàn để làm giống.

Trong thực tế tỷ lệ chọn lọc đối với gia cầm trống và gia cầm mái khác nhau, do đó tỷ lệ chọn lọc chung

i = (i ♂ + i ♀)/2

Li sai chọn lọc S là độ chênh lệch và giá trị kiểu hình giữa trung bình những cá thể được chọn lọc giữ lại làm giống và trung bình của toàn bộ thế hệ đó.

Trong thực tế, tỷ lệ chọn lọc p được tính trong phạm vi một đàn gia cầm có số lượng nhất định, do đó Người ta lập những bảng để tra riêng Cường độ chọn lọc cho mỗi đàn. Bảng Harter dùng để xác định Cường độ chọn lọc đối với một đàn gia cầm có số lượng từ 2 - 400 con. Nếu quần thể nhiều vô hạn thì tra bảng sau (n = 1 - ∞).

Giá trị của Cường độ chọn lọc i khi tỷ lệ chọn lọc p thay đổi
Tỷ lệ chọn lọc pCường độ chọn lọc i
0,0013,367
0,012,665
0,022,421
0,032,268
0,042,154
0,052,063
0,051,985
0,071,918
0,081,858
0,091,804
0,11,755
0,21,4
0,31,159
0,40,966
0,50,798
0,60,644
0,70,497
0,80,35
0,90,195
10

Mối liên quan giữa Cường độ chọn lọc i và tỷ lệ chọn lọc p được biểu thị trên sơ đồ sau:

Ví dụ: Tính hiệu ứng chọn lọc sản lượng trứng của một đàn gà, khi tỷ lệ chọn lọc gà trống là 5%, gà mái là 10%, h2 = 0,3, sA = 20 quả.
 R = 0,3 * ((2,063 + 1,755.20)/2) * 20 = 8,5 quả

 b) Khoảng cách thế hệ

Công thức tính hiệu ứng chọn lọc như đã nêu ở trên là kết quả thu được sau một thế hệ. Nhưng các loài, giống, chương trình chọn lọc khác nhau thì có khoảng cách thế hệ (là khoảng thời gian trung bình giữa hai thế hệ liên tiếp được sử dụng trong nhân giống) khác nhau. Nếu khoảng cách thế hệ tính bằng năm thì Người ta biểu diễn hiệu ứng chọn lọc trong một năm bằng cách chia hiệu ứng chọn lọc đó cho khoảng cách thế hệ L


Đối với gà, khoảng cách đó là hai năm, mặc dù theo đặc điểm sinh học, khoảng cách này có thể chỉ là 1 năm. Vì tiến bộ di truyền được xác định từ thế hệ này qua thế hệ khác nên nếu rút ngắn được khoảng cách giữa các thế hệ này 2 lần, tức là tiến bộ di truyền có thể tăng lên gấp 2 lần.

Chọn lọc gà chỉ dựa vào sức sản xuất của chúng trong một thời gian ngắn theo Phương pháp chọn lọc nhanh là một cách tốt để rút ngắn khoảng cách thế hệ. Do sức sản xuất cả năm và sức sản xuất từng giai đoạn có mối tương quan chặt chẽ nên sự khác nhau về di truyền của sức sản xuất trong mùa đông có thể đánh giá được trên cơ sở những số liệu về sức sản xuất từng phần.

Trong ví dụ đã nêu ở trên, R = 8,5 quả. Nếu khoảng cách thế hệ là 2 năm thì với Cường độ chọn lọc đó, sự tăng sản lượng trứng hàng năm chỉ bằng 4,25 quả.

c) Độ chính xác của chọn lọc (r AP)

Công thức tính hiệu ứng chọn lọc

Trong trường hợp tổng quát, hệ số di truyền h2 được thay thế bằng hệ số hồi quy của giá trị di truyền cộng gộp theo giá trị kiểu hình của tính trạng (b AP), và hiệu ứng chọn lọc được biểu diễn bằng tiến bộ di truyền Dg thì.
Trong đó:
sA: Độ lệch chuẩn di truyền cộng gộp của tính trạng
sAP: Hiệp phương sai giữa giá trị di truyền cộng gộp và giá trị kiểu hình
sp: Độ lệch chuẩn kiểu hình của tính trạng

là độ chính xác của chọn lọc

Kết quả tính toán cho thấy r AP phụ thuộc và thế hệ số di truyền h2, vào nguồn thông tin để tính toán được lấy từ tổ tiên, anh chị em, bản thân hay đời sau của gia cầm đang được chọn lọc được thể hiện trình tự quan trọng như sau:

Khi h2 thấp <0,2, trình tự đó là tổ tiên, bản thân, anh chị em, đời sau.
Khi h2 thấp trung bình: 0,2 < h 2 < 0,6, trình tự đó là tổ tiên, anh chị em, bản thân, đời sau. Khi h2 cao: 0,6 < h 2 < 1, trình tự đó là tổ tiên, anh chị em, đời sau, bản thân.

Nguyên tắc chung là:

Khi h2 thấp và trung bình thì chọn lọc dựa vào kiểu hình của đời con có độ chính xác cao hơn chọn lọc dựa vào kiểu hình của bản thân.

Khi h2 cao thì chọn lọc dựa vào kiểu hình của bản thân có độ chính xác cao hơn chọn lọc dựa vào kiểu hình của đời con.

Chọn lọc dựa vào đồi sau luôn có độ chính xác cao hơn chọn lọc dựa vào anh chị em nó và luôn cao hơn chọn lọc dựa vào tổ tiên con vật.



Đăng ký nhận bài viết qua Email!

In bài nàyIn bài này Tải xuống dạng PDFTải định dạng PDF


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop.VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y