Chương Trình Kiểm Soát PRRS Cho Trại, Công Ty, Vùng | Vetshop.VN


Chương Trình Kiểm Soát PRRS Cho Trại, Công Ty, Vùng

Đăng bởi: | ngày: 21.8.13 Bình luận cho bài viết! | In bài này
Một trại heo công nghiệp. Ảnh minh họa.
Một trại heo công nghiệp. Ảnh minh họa.
Trong 30 năm vừa qua, ngành chăn nuôi heo trên toàn cầu đã trải qua nhiều thay đổi lớn. Các trại nhỏ lẻ, theo mô hình chăn nuôi từ lúc đẻ đến khi xuất chuồng đã hợp nhất thành các hệ thống sản xuất bao gồm nhiều khâu, quy mô lớn. Các trại nhỏ lẻ, theo mô hình chăn nuôi từ lúc đẻ đến khi xuất chuồng đã hợp nhất thành các hệ thống sản xuất bao gồm nhiều khâu, quy mô lớn. Nhu cầu cao về thịt heo chất lượng cao nhưng giá thành thấp của khách hàng đã thúc đẩy tăng cao tỷ lệ giết mổ, tỷ lệ heo thay thế, giảm số nhân viên và bác sỹ thú y chăm sóc cho mỗi con heo, cũng như khoảng cách xa và tần suất vận chuyển heo. Các quyết định hiện nay có ảnh hưởng mạnh đến nhiều đầu heo, nhiều trại, nhiều vùng hơn so với trước đó. Vì lý do này, việc phát hiện và dự đoán sự phát triển của bệnh rất quan trọng để đảm bảo lợi nhuận và sự bền vững của doanh nghiệp.
Kiểu di truyền tiếp tục thay đổi và tần suất truyền lây bệnh giữa các trại cao đã làm cho vi rút gây bệnh rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRSV) trở thành một yếu tố khó kiểm soát. Việc kiểm tra bệnh chỉ là công tác thường xuyên thu thập thông tin dịch bệnh và năng suất trong một quần thể. Ngược lại, kiểm soát bệnh là cần phải thu thập dữ liệu đầy đủ hơn bao gồm cả kết hợp, ghi chép, phân tích dữ liệu, cũng như phổ biến thông tin cho các đối tác liên quan để tiến hành các hoạt động có thể kiểm soát được dịch bệnh (Thrusfield, 2005). Cụm từ kiểm soát được sử dụng trong bài viết này bời vì mục tiêu cuối cùng của người chăn nuôi heo là phòng và kiểm soát bệnh.
Khi thiết kế chương trình kiểm soát PRRS cho trại, công ty (tập đoàn) hoặc vùng, số lượng mẫu, các phương pháp chuẩn đoán, phương pháp thu thập mẫu, độ tuổi của cá thể lấy mẫu, mức độ tin cậy mong muốn và tần số kiểm tra được xác định dựa vào:
  • Mục tiêu sản xuất: giá phải trả cho việc không phát hiện được hoặc phát hiện chậm PRRSV trong đàn heo nọc hoặc trại heo giống cao hơn nhiều so với trại heo thương phẩm, vì vậy mức độ tin cậy mong muốn và số lượng mẫu cần lấy ở trại heo giống cao hơn (Bảng 1).
  • Nguy cơ dịch bệnh của heo nhập bầy: an toàn sinh học, mật độ chăn nuôi của khu vực và tỷ lệ mắc bệnh PRRSV trong vùng đều ảnh hưởng đến tần suất kiểm tra. Khi nguy cơ mắc bệnh cao, mẫu cần được thu thập thường xuyên hơn. Các phương pháp thu thập mẫu thay thế như thu thập dịch mẫu ở miệng được khuyến cáo khi các chương trình kiểm soát nghiêm ngặt hơn được triển khai.
  • Nhiễm bệnh hay do tiêm vắc xin: dễ dàng khẳng định đàn vật nuôi âm tính với PRRSV hơn so với trường hợp đã nhiễm trước đó hoặc đã được tiêm vắc xin. Ở điều kiện có nguy cơ mắc bệnh cao nên duy trì khả năng miễn dịch của đàn virus PRRS hoang dã hoặc với vắc xin PRRSV sống nhược độc, chương trình kiểm soát PRRS cần thích ứng với yêu cầu này.
Bảng 1: Số mẫu cá thể cần lấy để phát hiện tối thiểu một trường hợp dương tính ở các mức độ tin cậy khác nhau và tỷ lệ mắc bệnh dự kiến (Epi-Tools)
Thu thập và kiểm tra các mẫu lâm sàng nhằm phát hiện, phân biệt PRRSV cũng như tập hợp và phân tích thông tin dịch tễ học liên quan đến mỗi trường hợp, cần sự đầu tư lớn của người chăn nuôi heo và bác sĩ thú y của trại. Sự đầu tư có hiệu quả khi các kết quả cung cấp được thông tin hữu ích có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, đánh giá được những biện pháp can thiệp và/hoặc sự đúng đắn của chương trình kiểm soát. Thành phần chính của chương trình kiểm soát PRRS gồm:

1. Xác định mục tiêu:

Có thể dự kiến được sự khác biệt thứ yếu giữa trại, công ty và vùng nhưng nhìn chung mục tiêu của chương trình là nhằm:
  • Dễ dàng phát hiện nhanh chóng trại nhiễm PRRSV.
  • Cung cấp thông tin thích hợp để ngăn chặn sự bùng dịch và tối thiểu hóa các thiệt hại.
  • Xác định nguồn lây bệnh, và/hoặc.
  • Phân tích sự tiến triển của bệnh PRRSV và sự đa dạng của kiểu gen PRRSV hiện diện trong tập đoàn hoặc khu vực.

2. Tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn tài nguyên sẵn có:

Phân bố ngân quỹ phù hợp cho việc giám sát dịch bệnh không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. "Không thu thập bất kỳ mẫu nào hoặc làm bất kỳ kiểm tra nào nếu kết quả không tác động đến hoạt động thực tế hiện tại". Khác biệt rõ ràng về tính sẵn có của các xét nghiệm chuẩn đoán giữa các quốc gia, nhưng rất quan trọng trong việc xem xét ưu điểm và giới hạn của các xét nghiệm và loại mẫu ở các điều kiện khác nhau (hình 1).
Kỹ thuật chuẩn đoán phát hiện kháng nguyên PRRSV như kiểm tra huyết thanh, tinh dịch, dịch miệng, môi trường, khí dung hoặc mô cơ bằng kỹ thuật PCR, phân lập vi rút (virus isolation (VI)) từ huyết thanh, dịch miệng, tinh dịch, khí dung hoặc mô cơ và kỹ thuật hóa mô miễn dịch (IHC) trên mô lympho hoặc phổi. Kỹ thuật ELISA được xem là xét nghiệm chuẩn kiểm tra kháng thể chống PRRSV trong huyết thanh hoặc dịch miệng. Không có một xét nghiệm nào trong các xét nghiệm trên có thể xác định chính xác tình trạng bài thải PRRSV của đàn vật nuôi, thử nghiệm sinh học hoặc cho heo kiểm chứng sạch bệnh tiếp xúc với heo nuôi là phương pháp thích hợp nhất để đánh giá tình trạng bài thải PRRSV (hình 1).
Hiện nay, người chăn nuôi thường yêu cầu giải trình tự nucleotide của ORF5 PRRSV từ mẫu PCR dương tính từ mẫu huyết thanh hoặc mẫu dịch nhằm định danh PRRSV hiện diện trong đàn.
Một thực tế chung tại Bắc Mỹ là: (a) sử dụng kỹ thuật ELISA kiểm tra dịch miệng của hậu bị và heo choai âm tính; (b) sử dụng PCR kiểm tra dịch miệng của heo hậu bị hoặc heo choai dương tính hoặc đã tiêm vắc xin; (c) sử dụng kỹ thuật ELISA kiểm tra mẫu huyết thanh của từng cá thể nái trong đàn giống âm tính; (d) sử dụng PCR kiểm tra mẫu gộp huyết thanh của heo cai sữa từ đàn heo dương tính, đã tiêm vắc xin hoặc ổn định.

3. Các chỉ số xác định nguy cơ và bệnh:

Hiện nay, mức độ phức tạp của ngành chăn nuôi heo và sự cần thiết của các thông tin hữu ích yêu cầu thực hiện các chương trình kiểm soát cho phép đánh giá:
  • Tỷ lệ nhiễm mới: số trường hợp mới phát hiện (virus PRRS mới xâm nhập vào đàn) trong vùng hoặc công ty trong suốt một khoảng thời gian cố định.
  • Tỷ lệ nhiễm hiện hành: tỷ lệ đàn heo nhiễm bệnh trong vùng hoặc công ty ở một thời điểm.
  • Nguy cơ: xác suất của một đàn vật nuôi mẫn cảm bị nhiễm PRRSV ở một thời gian nhất định. Mặc dù khó dự đoán, nhiều nỗ lực thật sự đã được thực hiện để đánh giá nguy cơ thông qua bảng câu hỏi về an toàn sinh học (http://vdpambi.vdl.iastate.edu/padrap/default.aspx).
  • Đa dạng di truyền: đa dạng PRRSV phân lập được trong một công ty hoặc vùng.

4. Công cụ kiểm soát:

Mức độ nhạy cảm của đàn (Hse) là xác suất phát hiện một trường hợp dương tính từ một đàn đã nhiễm bệnh và mức độ đặc hiệu của đàn (HSp) và xác suất một trường hợp âm tính từ một đàn không bị nhiễm bệnh. Cả Hse và Hsp đều bị ảnh hưởng bởi độ nhạy và độ đặc hiệu của các xét nghiệm cá thể, số lượng heo được kiểm tra và tỷ lệ mắc bệnh thật trong đàn. Trong hầu hết các trường hợp, đối với thú y, một chương trình thích hợp là có Hse cao, chi phí vừa phải.
Thông tin giá trị có thể xác định được tình trạng nhiễm bệnh trong đàn vật nuôi chỉ có thể đến từ 3 nguồn:
  • Lịch sử bệnh: xác nhận những thông tin như tiêm phòng, tiếp xúc chủ động với chủng vi rút hoang dã, tiếp nhận heo đã biết tình trạng bênh PRRSV ... Những hiểu biết này cho phép phân bổ nguồn tài nguyên chiến lược chính xác và kịp thời.
  • Kiểm soát bất thường (thụ động): các báo cáo của trại về kết quả chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng. Liên lạc với bác sỹ thú y khi các thông số theo dõi diễn ra bất thường. Mẫu huyết thanh, dịch miệng và/hoặc mô cơ được thu thập trong suốt "cuộc kiểm tra khẩn" để xét nghiệm PCR hoặc/và ELISA.
  • Kiểm soát thường xuyên (chủ động): kết quả chẩn đoán định kỳ chỉ ra sự hiện diện hoặc vắng mặt của PRRSV trong đàn. Xem ví dụ trong bảng 2.
Biên dịch: Heo Team
Theo pig333



Đăng ký nhận bài viết qua Email!

In bài nàyIn bài này Tải xuống dạng PDFTải định dạng PDF


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop.VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y