Khắc Phục Tình Trạng Heo Không Lên Giống Và Năng Suất Thấp | Vetshop.VN


Khắc Phục Tình Trạng Heo Không Lên Giống Và Năng Suất Thấp

Đăng bởi: | ngày: 25.7.13 Bình luận cho bài viết! | In bài này
Khám thai cho heo nái.
Khám thai cho heo nái.
Có một số trường hợp heo lên giống bình thường nhưng khi phối heo không thụ thai và lên giống lại trên hai lần. Trong những nguyên nhân đào thải nái thì nguyên nhân này chiếm nhiếu nhất nếu ta loại trừ nguyên ngân nái già. Theo một tài liệu nghiên cứu của Nhật Bản, trong số 137 nái loại thải được điều tra thì nái lên giống lại trên 2 lần chiếm nhiều nhất 24,8%, sau đó là do nái thiếu sữa chiếm 20,7%, không lên giống 14,8%, vấn đề về chân 7,4%, số lượng con đẻ ra thấp 6,6%, viêm nội mạc và viêm cổ tử cung chiếm 5,8%, viêm tuyến vú 4%, u nang buồng trứng chiếm 2,5%, sẩy thai 2,5% ...
Trong trường hợp được thụ tinh, trứng sẽ được hình thành và phát triển vào ngày 14. Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó mà trứng thụ tinh không hình thành và phát triển được thì sẽ dẫn tới sẩy thai. Nguyên nhân có thể là do nái bị viêm niêm mạc tử cung dạng nhẹ (trường hợp viêm niêm mạc tử cung dạng nặng heo không lên giống) hoặc hóc-môn hoàng thể bị thiếu hụt.
Ngoài ra, việc phối giống chưa đúng kỹ thuật, cơ quan sinh sản có dị tật cũng là nguyên nhân khiến heo lên giống lại nhiều lần. Đối với nái tơ, có thể là do nguyên nhân tràn dịch noãn quản. Về mặt kinh tế, nên đào thải heo lên giống lại nhiều lần.

Các trường hợp xử lý trong các lần phối:

  • Phối lần 1: không cần xử lý. Xác định heo lên giống chính xác. Có thể thời gian chịu đực của nái ngắn.
  • Phối lần 2 (lên giống lại lần một): dựa vào thời gian lên giống trước đó mà tính thời điểm phối chính xác. Có thể sử dụng tinh đực khác.
  • Phối lần 3 (lên giống lại hai lần): trước khi phối 30 phút cần bơm thuốc điều trị viêm mạc tử cung, sau khi phối chích hóc-môn hoàng thể.
  • Lên giống lại ba lần: đào thải.

Đa số nguyên nhân heo không lên giống là do cách quản lý:

Thứ nhất, là phải sử dụng các biện pháp giúp heo lên giống,
Thứ hai, cần sử dụng heo đực cùng với người để kiểm tra heo lên giống,
Ngoài ra, mỗi ngày cần quan sát kỹ nái.
Nái hậu bị sẽ lên giống lần đầu khoảng từ 6 - 7 tháng tuổi và nên phối vào lần lên giống thứ ba (trên 8 tháng tuổi). Nếu đưa vào phối quá sớm thì thời gian sử dụng nái sẽ bị rút ngắn.
Khắc phục tình trạng heo không lên giống và suất thấp.

Xem thêm:
  1. Chương Trình Nuôi Dưỡng Heo Sinh Sản
  2. Khắc Phục Hiện Tượng Lợn Kém Sinh Sản
  3. Nâng Cao Năng Suất Sinh Sản Của Heo Nái
  4. Phân Tích Khả Năng Sinh Sản Của Nái Và Nâng Số Lứa Đẻ



Đăng ký nhận bài viết qua Email!

In bài nàyIn bài này Tải xuống dạng PDFTải định dạng PDF


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop.VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y