Kỹ Thuật Chăm Sóc Heo Nái Ở Trại Đẻ | Vetshop.VN


Kỹ Thuật Chăm Sóc Heo Nái Ở Trại Đẻ

Đăng bởi: | ngày: 12.4.13 Bình luận cho bài viết! | In bài này
Ảnh minh họa.
Chăm sóc tốt cho heo nái giúp heo luôn có được trạng thái cơ thể cân bằng, thoải mái khi bước vào giai đoạn sinh sản. Heo mẹ khỏe mạnh thì sinh ra heo con chắc khỏe và bụ bẫm. Các bước kiểm tra chất lượng sinh sản của heo nái như sau:
  • Thứ nhất, thể trạng: độ dày lớp mỡ vùng lưng (P2) 17~20mm
  • Thứ hai, trạng thái và thể lực của heo nái: kiểm tra khả năng hấp thụ dinh dưỡng và trạng thái ngoài âm đạo hay bộ phận sinh dục
  • Thứ ba, lớp da ngoài: độ mướt của da, lông và kiểm tra có bị các bệnh ngoài da hay không
  • Thứ tư, trạng thái của chất thải: kiểm tra có bị chứng táo bón hay không
  • Thứ năm, phòng bệnh: tiêm vaccine bổ sung, tiêm diệt cầu trùng
  • Thứ sáu, xác định lý lịch: kiểm tra các dữ liệu đã ghi chép về tình hình sinh sản, bệnh lý của heo (điều trị, thuốc men).
Trạng thái cơ thể heo không chỉ biểu hiện ở lớp mỡ vùng lưng mà còn ở các bộ phận khác nên cần theo dõi về thể lực và trạng thái trao đổi chất, thải phân và nước tiểu. Trước khi đưa heo vào chuồng nuôi đợi đến ngày sinh sản phải tiến hành các bước khử trùng và dọn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đồng thời cũng phải tắm rửa cho heo. Tắm và tiệt trùng cho heo để loại bỏ các ký sinh trùng dính trên da, đó còn là phương pháp để kiểm tra màu sắc da và trạng thái biểu hiện lớp lông trên da thế nào.

Khi đưa heo nái vào chuồng nuôi với chế độ đặc biệt thì phải thay đổi thức ăn để tạo sữa kích thích tuyến vú phát triển. Trước khi sinh 15 ngày (tức là từ khi giao phối được khoảng 100 ngày) cần cung cấp thêm khẩu phần thức ăn cho heo và đến 2 ngày trước khi sinh thì trở lại với chế độ dinh dưỡng ban đầu.

Nói chung, ngoài yếu tố di truyền, vai trò quản lý chăm sóc heo, kỹ thuật chăn nuôi của các nhà quản lý trang trại cũng rất quan trọng. Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất sinh sản (số lượng heo cái sữa/nái) của nái. Đặc biệt, chế độ chăm sóc đối với những con heo nái có tuổi đời sinh sản còn trẻ (từ 1~2 lứa) có ảnh hưởng mang tính chất quyết định đến sản lượng và năng suất chung của tồn trang trại.

Nuôi heo nái tốt là chìa khóa thành công cho trang trại.
Nuôi heo nái tốt là chìa khóa thành công cho trang trại.
Để tạo được chu kỳ sinh sản ổn định cho heo nái, cần hạn chế tối đa tình trạng heo bị căng thẳng (stress), sợ hi, bởi vì đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng sinh sản của heo. Khi di chuyển heo đến một nơi ở mới, đng lc giai đoạn chuẩn bị sinh sản sẽ gây cho heo những yếu tố bất ngờ và lạ lẫm với mơi trường xung quanh và đây chính là nguyên nhân gây stress cho heo. Khi di chuyển heo trong phương tiện, cần ch ý tránh để heo đứng ở vị trí có độ dốc quá cao và cần hợp sức của nhiều người để đưa heo lên phương tiện thật nhẹ nhàng và an tòan thì sẽ không gây cho heo sự sợ hãi.

Đặc biệt đối với heo ni sinh sản lứa đầu thường hay bị sốt, mệt mỏi, lo lắng, vì không có kinh nghiệm và bản thân chưa quen với hòan cảnh nuôi nhốt có thể bị stress nhiều hơn. Chứng to bĩn cũng làm heo khó chịu và luôn luôn cảm thấy bị ức chế do đó trước khi heo sinh cần phải đề phòng chứng to bĩn v chữa trị kịp thời, nếu không, khi heo sinh ra sẽ bị hậu quả khó lường. Chú ý kiểm soát tình trạng heo bị sốt, cảm, mệt mỏi vì dễ dẫn đến tai biến, ảnh hưởng đến cơ thể heo con.

Để đề phòng chứng táo bón, cần chú ý sử dụng thức ăn có hàm lượng chất xơ khoảng 6% đến 7%, kiểm tra lượng nước uống đầy đủ cho nái... Trong trường hợp nái bị bón có thể sử dụng các chất nhuận trường như sorbitol, dầu khoáng...

Việc trang bị sẵn thùng bảo ôn, duy trì nhiệt độ để bảo đảm nhiệt độ cần thiết và đón heo con ra đời cũng rất quan trọng. Dự đoán ngày heo sinh và phải chuẩn bị hệ thống bảo ôn tối thiểu trước 2 ngày, nhiệt độ trong chuồng heo nái khoảng 20 độ C, thùng đựng heo duy trì mức 32 độ C là phù hợp nhất. Trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt (quá nóng hay quá lạnh) nhất thiết phải sử dụng thùng bảo ôn, ngoài ra việc này còn để tránh gió độc từ bên ngoài vào hoặc những tác nhân gây bệnh trong chuồng trại mà khi heo con mới sinh ra chưa kịp thích nghi với môi trường. Bước cuối cùng để bảo đảm an toàn vệ sinh thì cần phải kiểm tra và rửa sạch sẽ toàn hệ thống ống dẫn thức ăn và cung cấp nước, đồ dùng trong chuồng trại.



Đăng ký nhận bài viết qua Email!

In bài nàyIn bài này Tải xuống dạng PDFTải định dạng PDF


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop.VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y