Cách Chăm Sóc Giúp Mèo Tăng Tuổi Thọ | Vetshop.VN


Cách Chăm Sóc Giúp Mèo Tăng Tuổi Thọ

Đăng bởi: | ngày: 5.2.15 Bình luận cho bài viết! | In bài này
Ảnh mèo con
Ảnh mèo con
Bất cứ ai yêu động vật cũng luôn muốn những chú mèo của mình sống lâu nhất có thể vì chúng là những thành viên trong gia đình. Mặc dù giống loài có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của mèo, tuy nhiên có rất nhiều cách chúng ta có thể làm để kéo dài tối đa tuổi thọ của chúng ngay từ ngày đầu nhận nuôi.

Nhìn chung, khi nuôi một chú mèo, chúng ta phải có trách nhiệm chăm sóc tốt nhất có thể. Bên cạnh yếu tố giống loài, có 3 phương pháp giữ vai trò nền tảng trong việc kéo dài tuổi thọ của mèo. Yếu tố cần thiết thứ tư đó chính là sự chăm sóc tốt nhất.
  • Chăm sóc phù hợp
  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi
  • Trách nhiệm
  • Một cuộc sống đầy tình thương
  • Những yếu tố này sẽ thay đổi tùy thuộc tiến trình phát triển của mèo. Thông thường một con mèo sẽ trải qua 3 giai đoạn phát triển cơ bản

1. Giai đoạn mèo con

Đây là giai đoạn trưởng thành của hầu hết các loài mèo, thường kéo dài trong khoảng một năm, Tuy nhiên cũng có một số loài, ví dụ như Maine Coon, sẽ phải mất hai năm hoặc lâu hơn mới phát triển toàn diện.

2. Giai đoạn mèo thiếu niên

Sau một tuổi cho đến bảy, thậm chí là mười tuổi thì mèo không lớn nữa, tuy nhiên công việc của chúng ta không dừng lại ở đây. Đây là giai đoạn rất quan trọng vì trong giai đoạn này mèo sẽ dễ mắc một số bệnh như : tiểu đường ở mèo, viêm khớp hay tim mạch.

3. Giai đoạn mèo trưởng thành

Tùy thuộc vào giống loài và cách nuôi, giai đoạn này có thể từ năm thứ tám đến mười, Mặc dù các thuật ngữ này thay đổi thường xuyên, nhưng theo các chuyên gia thú ý của PetEducation.com, những chú mèo trên 12 tuổi được coi là ” mèo già”.

Độ tuổi và cách chăm sóc mèo

Chăm sóc y tế thường xuyên là nền tảng tăng tuổi thọ cho mèo nhà bạn. Tất cả những chú mèo được nhận nuôi không rõ giống loài, gồm cả mèo con, nên được mang ngay đi khám và kiểm trả feLV, FIV, trong một vài trường hợp cần kiểm trả cả FIP. Nên cách ly với những con mèo khác cho đến khi được chữa khỏi hẳn các bệnh có thể lây truyền. Những chú mèo này còn được kiểm tra bọ mèo, và tiêm mũi vắc – xin đầu tiên.

Chăm sóc mèo con

Nên đưa mèo con đi khám 3 hoặc 4 lần trong năm đầu tiên để tiêm mũi vắc – xin tiếp theo và triệt sản.

Chăm sóc mèo thiếu niên

Trong suốt giai đoạn trưởng thành, nên cho mèo đi khám hàng năm để kiểm tra sức khỏe và tiêm thuốc bổ. Bạn cũng phải biết khi nào cần đưa mèo đến bác sĩ khi nghi ngờ nhiễm bệnh hoặc cần cấp cứu . Thậm chí mèo 7 hoặc 8 tuổi cũng có thể mắc các bệnh như tiểu đường, khớp hay các bệnh về tuyến giáp vì vậy việc tìm hiểu các triệu chứng bệnh lý của mèo là vô cùng quan trọng. Còn nữa, chế độ ăn uống cũng thường gây ra các chứng bệnh về đường tiết niệu, ví dụ như FLUTD.

Kế hoạch chăm sóc mèo trường thành

Tất cả những chú mèo 10 tuổi hoặc lớn hơn cần được kiểm tra sức khỏe định kỳ 2 lần một năm. Nếu mèo nhà bạn mắc bất kỳ bệnh mãn tính thường gặp nào ở độ tuổi này cần phải đưa khám sức khỏe thường xuyên hơn. Mặc dù ở bất kỳ giai đoạn nào mèo cũng cần được khám răng, tuy nhiên đối với mèo trưởng thành việc này là vô cùng quan trọng.

Khám sức khỏe thường xuyên, hiểu biết dấu hiệu bênh lý, và đưa đến bác sĩ thú y ngay khi có bất kỳ triệu chứng bệnh nào có thể giúp chúng ta kéo dài tuổi thọ chú mèo cưng của mình.

Độ tuổi và chế độ dinh dưỡng cho mèo

Chất bổ và chế độ ăn uống phù hợp với lứa tuổi là yếu tố quan trọng thứ hai giúp tăng tuổi thọ của mèo. Theo bản năng mèo sẽ ăn những thức ăn bổ dưỡng nhất, các chuyên gia dinh dưỡng áp dụng nguyên tắc này để chế biến các loại thức ăn cho mèo thơm ngon, bổ dưỡng gần nhất với những loại mèo sẽ ăn trong tự nhiên. Dựa theo mức độ dinh dưỡng, thức ăn cho mèo được chia làm 3 loại:
  • Thực phẩm tươi sống, thực phẩm được bảo quản lạnh
  • Thực phẩm ướt ( Đồ hộp hoặc đóng gói)
  • Thực phẩm khô

Tuổi thọ và trách nhiệm chăm sóc

Trong khi chăm sóc y tế và chế độ dinh dưỡng rất cần thiết khi nuôi mèo, thì 4 yếu tố dưới đây cũng vô cùng quan trọng đối với trách nhiệm chăm sóc mèo của chúng ta:

Triệt sản

Không có bất cứ lời biện minh nào nếu không triệt sản cho vật nuôi nhà bạn. Con người phải chịu toàn bộ trách nhiệm dân số ngày càng tăng của những con mèo đi lạc trên phố, trong các ngõ hẻm và công viên và tất cả những giao phối bừa bãi của chúng. Mặc dù các nhà chức trách đã làm hết sức có thể để “bắt – thiến – thả” (TNR) mèo vô chủ, tuy nhiên họ sẽ không bao giờ có thể ngăn chặn được điều này cho đến khi chủ nhân của những con mèo đó hoàn thành tốt nghĩa vụ triệt sản mèo của mình.

Giữ mèo trong nhà nếu không có ai trông

Rõ ràng là nó đi liền với lý do triệt sản cho mèo. Tuy nhiên còn muôn vàn lý do khác nữa để giữ mèo an toàn trong nhà.

Không được cắt móng của mèo

Cắt móng đau lắm! Hủy hoại niềm tin! Không có lý do chính đáng nào cho việc cắt móng của một con mèo nếu không cần thiết, ví dụ như chân nó đang bị thương nghiêm trọng. Bất cứ lý do nào bạn trình bày tôi sẽ cho bạn một biện pháp thay thế đầy tính nhân đạo.

Thân thiết với mèo của bạn

Mối quan hệ giữa chủ với mèo là mối quan hệ đẹp nhất trong cuộc đời tôi từng biết. Chúng ta có thể thân thiết với mèo bằng rất nhiều cách:
  • Bày tỏ tình yêu của bạn
  • Làm cho mèo nhà bạn vui vẻ
  • Chơi đùa với chúng
  • Dành cho chúng những sự chăm sóc đặc biệt
  • Hạn chế nhất có thể làm chúng cảm thấy khó chịu
  • Cho chúng thấy chúng không cô đơn
Nếu bạn chăm chỉ làm theo các bước trên, bạn sẽ mất một thời gian khá dài để đảm bảo tuổi thọ mèo nhà mình, chúng sẽ tận hưởng một cuộc sống trọn vẹn. Chúng sẽ được nuôi dưỡng tốt, khỏe mạnh, vui vả biết rằng mình được nuôi dưỡng bởi một người mình yêu quý nhất trên thế giới này. Và bạn cũng cảm thấy thanh thản vì mình đã làm hết sức có thể. Dù sao thì, đó là tất cả những gì mình có thế làm.



Đăng ký nhận bài viết qua Email!

In bài nàyIn bài này Tải xuống dạng PDFTải định dạng PDF


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop.VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y