Bệnh Dịch Hạch Ở Chó | Vetshop.VN


Bệnh Dịch Hạch Ở Chó

Đăng bởi: | ngày: 13.6.13 Bình luận cho bài viết! | In bài này
Ảnh minh họa.
Bệnh dịch hạch ở chó là 1 căn bệnh truyền nhiễm rất mãnh liệt, chủ yếu là ở chó non. Những con chó già tuổi cũng dễ bị mắc bệnh dịch hạnh. Ngoài ra bệnh dịch hạch còn lây truyền sang cả mèo và sang cả các động vất ăn thịt (chồn hôi, thuỷ thắt (con rái cá nâu - ND), chó núi, linh cẩu vằn, chó sói, cáo v.v…). 

Tác nhân gây ra bệnh dịch hạch là virus. Bệnh dịch hạch lây truyền qua đường hít thở (hô hấp - ND) và đường tiêu hoá, công cụ, chăm sóc, thức ăn ôi thiu và nơi ở, đệm đã có chó ốm ở và nằm hoặc có thể do người, do các phương tiện giao thông...

Từ lúc bị lây bệnh đến lúc xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên của bệnh là phải trải qua 1 thời gian ủ bệnh. Giai đoạn ủ bệnh kéo dài từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 21. Trong thời gian này chó vẫn khoe mạnh nhưng đã có thể truyền bệnh sang các con chó khác. Chó đã bị mắc bệnh dịch hạch thì trước 3 tháng trong cơ thể có virus và có thể truyền bệnh sang những con chó khác.

Các dấu hiệu của bệnh: Khi chó mới bị mắc bệnh dịch hạch thì rất khó để phát hiện. Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh là: chó hơi khó chịu, uể oải, mệt nhẹ, lông xù lên, ăn kém, thỉnh thoảng nôn mửa, có vẻ chối từ công việc, niêm mạc mắt … mồm đỏ lên, nước mắt và nước mũi chảy ra nhưng không nhiều, hơi bị đi tháo dạ.

Những dấu hiệu này có thể thể hiện ở những con chó này thì mãnh liệt hơn nhưng ở những con chó khác thì lại yếu hơn. Khi vừa mới bắt đầu bị mắc bệnh, nhiệt độ cơ thể của chó tăng lên đến 39,5oC - 40 oC, nhiêt độ như vậy kéo dài trong 2 đến 3 ngày liền, sau đó dần dần nhiệt độ hạ xuống mức bình thường.

Đối với những con chó khoẻ thì đến đây ta có thể nói là đã kết thúc bệnh tật và dần dần hồi phục là sức khoẻ, nhưng đối với những con chó yếu thì sức khoẻ bề ngoài tưởng là bình phục nhưng nhiệt độ lại bỗng dưng tăng lên đến 40oC - 41oC và sự thương tổn các niêm mạc lại trầm trọng hơn. Nước mũi chảy ra nhiều, biến thành mủ và có màu sắc vàng - xanh, 2 mí mắt khép lại, chó sợ ánh sáng, đôi khi giác mạc mắt vẩn đục. Niêm mạc mũi đỏ lên, phù, nước mũi khô lại và nứt ra. Chó hắt hơi, mũi cọ vào chân, hay liếm mép. Sau đó nước mũi lại chảy ra, lúc đầu trong, sau đó là chất mủ. Nước mũi chảy ra bịt kín các ngách mũi, đóng thành vảy xung quanh vành mũi làm cho chó rất khó thở.

Nếu bệnh tiến triển theo chiều hướng nặng thêm thì chó sẽ bị ho. Lúc đầu chó ho khan, đau cổ, sau đó ho ẩm và có đờm. Khi chó bị thương tổn đường hô hấp sâu thì chó sẽ bị viêm phế quản - phổi, nhịp thở khoảng từ 60 - 80 trong 1 phút, nước mủ từ mũi chảy ra, có màu xám - vàng - xanh và mùi rất khó chịu. Chó ho đau đơn, 2 má sưng to lên, đi lại rất khó khăn, nằm rên, không ăn uống gì. Khi bị bệnh dịch hạch chó đang bị táo bón cũng nhanh chóng chuyển sang tình trạng đi tháo dạ. Phần lớn các trường hợp bệnh đau dạ dày - ruột lại tiến triển như bị viêm dạ dày - ruột rất nặng và thường là chó bị chết.

Lúc bệnh ở thời điểm cao độ hoặc lúc trạng thái cơ thể đã bắt đầu khá lên thì xuất hiện sự thương tổn hệ thần kinh: chó khó chịu, hay sợ hãi, sự cảm giác giảm sút hoặc sự kích thích các cơn co giật của các nhóm cơ khác nhau tăng lên. Thông thường các cơn đau thần kinh kết thúc bằng các được cắt các cơ quan riêng biệt, tức là ở chó có thể xuất hiện sự rối loạn chuyển động, hoặc bị mù, bị điếc, hoặc mất cảm giác khứu giác, sa lưỡi, tứ chi và đuôi bị bại liệt. Bệnh dịch hạch có thể có dạng rất dễ nhận ra dấu hiệu của bệnh, ví dụ như bệnh đau dạ dày - ruột, bệnh thuộc về các cơ quan hô hấp hoặc bệnh thuộc về hệ thống thần kinh trung ương.
 

CHỐNG BỆNH DỊCH HẠCH Ở CHÓ 

Cần phòng cho chó tránh khỏi bệnh truyền nhiễm (virus bệnh dịch hạch). Nuôi dưỡng chó nghiệp vụ ở những nơi kín, không cho tiếp xúc với chó lạ, mèo lạ hoặc các động vật khác dễ bị mắc bệnh dịch hạch. 

Hàng năm các bộ phận thú y chuyên khoa phải đặt ra thời gian tiêm phòng cho chó để chống bệnh dịch hạch. Có thể tiêm phòng dịch cho chó con ngay từ khi chúng bước sang tháng tuổi thứ 3.

Phải đặc biệt quan tâm đến những con chó gầy yếu và bị rối loạn hệ thần kinh mặc dù không đáng kể, phải xem xét kỹ chúng như những con vật có khả năng truyền virus.

Cần giúp cơ thể chó chống lại các bệnh truyền nhiễm. 
Khi phát hiện thấy các dấu hiệu của bệnh dịch hạch hoặc nghi ngờ một số con chó đã mắc bệnh dịch hạch thì phải mau chóng tách chúng ra khỏi các con chó đang khỏe và nuôi cách ly. Những con chó con thì phải theo dõi và đo nhiệt đô cho chúng hàng ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Sau mỗi lần đo nhiệt độ cho chó cần sát trùng bằng dung dịch natri hydro

Tất cả các con chó có nhiệt độ cơ thể tăng thì phải cách ly chúng, mọi hoạt động tập luyện phải ngưng lại và tiến hành tẩy uế chỗ ở của chó một cách cẩn thận. Khí cụ phải sát trùng bằng dung dịch natri hydroxit 2%. Dụng cụ cho ăn và cho uống sau mỗi lần sử dụng phải sát trùng bằng nước sôi.

Khi xuất hiện bệnh dịch hạch phải cho chó ăn tốt hơn, cho chó ở nơi sạch sẽ, khô ráo và có đệm dày. Việc điều trị những con chó bệnh cần tiến hành riêng biệt từng con và phải dưới sự chỉ dẫn của chuyên gia thú y.



Đăng ký nhận bài viết qua Email!

In bài nàyIn bài này Tải xuống dạng PDFTải định dạng PDF


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop.VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y