Bộ Nghành Phải Đồng Lòng Cứu Người Chăn Nuôi Heo | Vetshop.VN


Bộ Nghành Phải Đồng Lòng Cứu Người Chăn Nuôi Heo

Đăng bởi: | ngày: 21.1.17 Bình luận cho bài viết! | In bài này
Doanh nghiệp và thương lái sẽ không chủ động giảm giá. Vì vậy, các Bộ ngành cơ quan Nhà nước cần giám sát chặt và buộc các doanh nghiệp, nhất là các đơn vị tham gia bình ổn thị trường đưa giá bán heo về mức thực tế, giúp kéo giảm giá chung của toàn thị trường.

Việc thương lái đang điều khiển thị trường là một thất bại của hệ thống phân phối.
Việc thương lái đang điều khiển thị trường là một thất bại của hệ thống phân phối.

Hệ thống phân phối “thất bại”

Trong năm 2016, Việt Nam đã xuất khẩu được 600.000 tấn heo hơi sang Trung Quốc với giá trị hơn 1 tỉ USD, nhưng việc xuất khẩu này vẫn chưa bền vững do chúng ta chủ yếu xuất qua con đường tiểu ngạch. Nếu làm căn cơ, riêng ngành chăn nuôi có thể đảm bảo xuất khẩu tới 2 triệu tấn heo sang thị trường này.

Hệ quả hàng triệu con heo quá lứa tồn trong chuồng. Nguyên nhân đầu tiên là do bản thân chúng ta. Thời điểm giữa tháng 5/2016, giá heo hơi đạt mức kỷ lục 53.000 – 54.000 đồng/kg. Vì vậy, người chăn nuôi đua nhau tăng đàn bất chấp cảnh báo.

Tuy nhiên, sự phát triển của ngành chăn nuôi heo hiện nay giống như một cái bong bóng, chỉ là “phồn vinh giả tạo”. Nếu Trung Quốc đóng biên hay vì lý do nào đó ngưng thu mua thì sự phát triển cũng không bền vững. Trên thực tế, những câu chuyện đáng buồn này, đã xảy ra quá nhiều nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa có giải pháp để vượt qua.

Bên cạnh đó, heo phải qua quá nhiều khâu trung gian mới đưa được thịt tới siêu thị. Cùng với việc phải chịu quá nhiều loại phí như: kiểm dịch lần một, lần hai; phí chuyển vùng, xuất kho…đang khiến giá thành thịt heo bị đội lên. Trong khi đó, ở nước ngoài, các siêu thị ký hợp đồng trực tiếp với các cơ sở chăn nuôi, nên giá cả cạnh tranh hơn rất nhiều.

Cụ thể, để thịt lợn đến được với người tiêu dùng phải qua ít nhất ba khâu trung gian: Thương lái, giết mổ rồi mới đến các sạp hàng ngoài chợ. Trong khi đó, đơn cử tại Hà Nội mới chỉ xây dựng được 8 chuỗi cung ứng thịt cho người dân thủ đô, chiếm khoảng 1% so với nhu cầu thực tế. Do vậy, việc thương lái đang điều khiển thị trường là một thất bại của hệ thống phân phối, khiến người tiêu dùng và người chăn nuôi đều chịu thiệt nặng nề. Lẽ ra, giá thịt phải giảm 15- 20% như đà giảm của lợn hơi.

Nhà nước cần vào cuộc

Hiện nay có một thực tế, doanh nghiệp và thương lái sẽ không chủ động giảm giá. Vì vậy, cơ quan nhà nước cần giám sát chặt và buộc các doanh nghiệp, nhất là các đơn vị tham gia bình ổn thị trường đưa giá bán về mức thực tế. Việc này sẽ giúp kéo giảm giá chung của toàn thị trường. Giá thịt heo giảm sẽ làm tăng nhu cầu tiêu thụ trong dân, đặc biệt trong dịp tết sắp đến. Đây là giải pháp trước mắt để giảm nguồn heo tồn đọng lớn.

Về lâu dài, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn với nhu cầu tiêu thụ từ 2 – 3 triệu tấn/năm. Việc nhập khẩu heo từ Việt Nam cũng có lợi về mặt kinh tế cho họ hơn là điều tiết trong nước từ vùng này sang vùng khác do đường vận chuyển xa. Vì vậy, quan trọng là ngành nông nghiệp và công thương phải xây dựng chiến lược xuất khẩu phù hợp để tránh thiệt hại như vừa qua. Con đường tốt nhất khi làm ăn với Trung Quốc vẫn phải là chính ngạch.

Phải khẳng định rằng, việc khuyến cáo giảm sản lượng thực tế không cần thiết. Vấn đề ở đây là việc khai thông thị trường, minh bạch thông tin giá cả đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh của các thành viên tham gia thị trường.

Bên cạnh đó, Cục cạnh tranh, Cục quản lý giá của Bộ Công thương, Bộ NN&PTNT cần có sự can thiệp kịp thời, phù hợp để bảo đảm quyền lợi của người chăn nuôi trong ngắn hạn, đồng thời cần tập hợp số liệu chính xác và nghiên cứu kỹ lưỡng hơn để đưa ra những giải pháp, quy hoạch cũng như khuyến cáo phù hợp trong tương lai.

Sự nguy hiểm của ngành chăn nuôi hiện nay còn nằm ở chỗ thịt ngoại vừa rẻ vừa an toàn hơn so với thịt nội, người Việt Nam sẽ chuyển dần sang tiêu dùng hàng ngoại là xu hướng tất yếu. Trong tương lai không xa họ sẽ chuyển sang tiêu thụ thịt nhập với giá hợp lý và chất lượng đảm bảo. Do đó, sẽ không thể tránh khỏi việc ngành chăn nuôi bị mất thị phần ngay trong nội địa nếu không thay đổi.

Kinh tế thị trường là tự do cạnh tranh, nếu không làm chủ được cuộc chơi thì phải chịu thiệt. Có lẽ sau đợt giá heo hơi rớt thê thảm này sẽ có nhiều người nuôi lợn bỏ nghề và lâm vào nợ nần. Có một câu ví von rất hay rằng, làm ăn ở Việt Nam mạo hiểm như chơi số đề. Từ trồng cao su, điều, hồ tiêu, thanh long, khoai, sắn, dưa…cho đến chăn nuôi bò, dê, lợn, gà, vịt, lươn, cá, tôm, cua… gần như chẳng thứ nào là bền vững.

PGS TS Nguyễn Đăng Vang – Chủ tịch Hội chăn nuôi VN



Đăng ký nhận bài viết qua Email!

In bài nàyIn bài này Tải xuống dạng PDFTải định dạng PDF


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop.VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y